Hai quốc gia châu Âu đầu tiên bị Nga cắt nguồn cung khí đốt

NĂNG LƯỢNG NGA
07:06 - 27/04/2022
Tập đoàn năng lượng Gazprom thông báo ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria. Ảnh: Reuters
Tập đoàn năng lượng Gazprom thông báo ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Tập đoàn năng lượng khổng lồ của Nga Gazprom thông báo ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria từ ngày 27/4, sau khi hai nước này từ chối thanh toán bằng đồng Ruble. 

AFP đưa tin, trong tuyên bố ngày 26/4, Bộ năng lượng Bulgaria xác nhận việc vận chuyển khí đốt từ Gazprom Export sẽ bị ngừng lại từ ngày 27/4. Nước này cho biết họ đã luôn "đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ của mình và thực hiện thanh toán đầy đủ theo yêu cầu của hợp đồng hiện tại một cách kịp thời, nghiêm ngặt và phù hợp với các điều khoản".

Cùng ngày, công ty khí đốt của Ba Lan - PGNiG cũng thông báo, Gazprom cũng đưa ra quyết định tương tự với họ bằng việc chấm dứt hợp đồng Yamal từ ngày 27/4. Công ty này cho biết "tất cả việc giao hàng cho khách hàng vẫn đang được thực hiện theo yêu cầu" và nhấn mạnh rằng nguồn cung khí đốt cho người tiêu dùng sắp tới sẽ đến từ kho dự trữ và từ các nhà cung cấp khác.

Trạm phân phối khí đốt Gaz-System ở Gustorzyn, miền trung Ba Lan. Ảnh: Reuters
Trạm phân phối khí đốt Gaz-System ở Gustorzyn, miền trung Ba Lan. Ảnh: Reuters

Ngoài ra, công ty này tuyên bố, họ sẽ đệ đơn kiện vi phạm hợp đồng đối với quyết định của Gazprom.

Trong khi đó, bà Anna Moskwa, Bộ trưởng phụ trách khí hậu của Ba Lan, trấn an rằng nguồn cung năng lượng trong nước sẽ được đảm bảo, không cần huy động các nguồn từ dự trữ và người tiêu dùng sẽ không bị cắt giảm lượng tiêu thụ. “Các chiến lược đa dạng hóa đã áp dụng cho phép chúng tôi cảm thấy an toàn trong tình huống này”, bà nói thêm.

Trong khi đó, TASS dẫn lời người phát ngôn Chính phủ Bulgaria Lena Borislavova cũng cho rằng, động thái cắt khí đốt của Gazprom không gây ra mối đe dọa nào đối với an ninh năng lượng của nước này. "An ninh năng lượng của đất nước không có nguy cơ bị đe dọa. Chúng tôi từ lâu đã sẵn sàng cho kịch bản này", bà nhấn mạnh.

Một công nhân kiểm tra đường ống tại một trạm nén khí trên đường ống Yamal-Europe. Ảnh: Reuters

Một công nhân kiểm tra đường ống tại một trạm nén khí trên đường ống Yamal-Europe. Ảnh: Reuters

Ba Lan và Bulgaria sẽ là những quốc gia đầu tiên bị Nga - nhà cung cấp năng lượng chính của châu Âu đình chỉ hoạt động giao khí đốt, kể từ khi Moscow bắt đầu tiến hành hoạt động quân sự ở Ukraine. Động thái cắt nguồn cung cấp cũng nhằm đáp trả lệnh trừng phạt hôm 26/4 do Warsaw áp đặt đối với 50 tổ chức và cá nhân của Nga (bao gồm cả Gazprom).

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu các quốc gia "không thân thiện" mở tài khoản tại ngân hàng Gazprombank và việc thanh toán cho các khoản nhập khẩu khí đốt của Nga bằng đồng Euro hoặc USD sẽ được chuyển đổi thành đồng Ruble.

Reuters cho biết, công ty khí đốt của Ba Lan PGNiG có hợp đồng với Nga sẽ hết hạn vào cuối năm nay. Phía công ty sẽ không tuân thủ kế hoạch thanh toán mới và sẽ không gia hạn hợp đồng.

PGNiG cũng không gia hạn hợp đồng vận chuyển khí đốt với Gazprom vào năm 2020. Kể từ đó, nhà cung cấp khí đốt của Nga phải tham gia các cuộc đấu giá công suất đường ống dẫn qua đường ống Yamal-Europe từ Belarus đến Ba Lan. Hợp đồng cung cấp khí đốt của Ba Lan với Gazprom là 10,2 tỷ m3 mỗi năm - chiếm khoảng 50% lượng tiêu thụ của nước này.

Trong khi đó, Bulgaria nhập khoảng 90% lượng khí đốt từ Nga, phần còn lại đến từ Azerbaijan. Tháng trước, công ty năng lượng Bulgargaz cho biết, kể từ mùa hè năm nay, Azerbaijan sẽ cung cấp toàn bộ nguồn cung cho Bulgaria. Chính phủ Bulgaria có kế hoạch kết nối để vận chuyển khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ cảng Hy Lạp - nơi khí đốt sẽ được nhập khẩu bằng tàu từ Mỹ.

Hiện một số khách hàng mua khí đốt của Nga đã báo hiệu rằng họ có thể đồng ý với các yêu cầu của Moscow. Hôm 25/4, Uniper - nhà nhập khẩu khí đốt Nga lớn của Đức, cho biết có thể thực hiện hình thức thanh toán năng lượng Nga bằng đồng Ruble trong thời gian tới mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Giá dầu và giá vàng thế giới tăng sau khi Israel được nghi đã tấn công Iran ngày 19/4/2024. Ảnh: The Star

Giá dầu tăng 3% sau tin Israel tấn công Iran

Tin tức về các cuộc tấn công được nghi là do Israel tiến hành gần căn cứ không quân ở thành phố Isafahan, miền trung Iran ngày 19/4 nổ ra, làm dấy lên lo ngại về xung đột mở rộng tại Trung Đông, đẩy giá dầu và giá vàng thế giới ngay lập tức gia tăng.
Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. Ảnh: AP

Venezuela đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador

Ngày 16/4, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean (CELAC) đã ra lệnh đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador nhằm thể hiện sự đoàn kết với Mexico trong cuộc đối đầu ngoại giao với Ecuador.