Hàn Quốc đứng vị trí đầu bảng nhập khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam

XNK Việt nAM
11:03 - 22/02/2022
Xuất khẩu mực, bạch tuộc đạt hơn 63 triệu USD - Ảnh: minh họa
Xuất khẩu mực, bạch tuộc đạt hơn 63 triệu USD - Ảnh: minh họa
0:00 / 0:00
0:00
Trong tháng đầu năm 2022, xuất khẩu mực, bạch tuộc đạt 63,3 triệu USD, trong đó Hàn Quốc là nước nhập khẩu nhiều nhất, đạt 28 triệu USD.

Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2022 xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam đạt 63,3 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu mực 56,4%; bạch tuộc chiếm 43,6%.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), các sản phẩm mực, bạch tuộc khô, đông lạnh (mã HS 03) có giá trị xuất khẩu nhiều nhất nhưng lại ghi nhận tăng trưởng thấp nhất, đạt 22% so với cùng kỳ năm 2021. Ngược lại, sản phẩm mực chế biến khác (mã HS 16) có giá trị xuất khẩu thấp nhất nhưng ghi nhận tăng trưởng cao nhất, đạt 160%.

Về tình hình xuất khẩu sang các thị trường, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang 8 thị trường chiếm tới 98% kim ngạch. Bao gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc & HongKong, EU, Thái Lan, Israle và Đài Loan.

Trong tháng 1/2022, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang các thị trường chính của Việt Nam đều tăng mạnh. Cụ thể, thị trường Trung Quốc & Hongkong tăng 176% so với cùng kỳ năm 2021. Đứng thứ hai là EU, tăng 90%; trong đó với hai thị trường đơn lẻ trong khối là Tây Ban Nha và Pháp tăng trưởng đạt mức 3 con số, lần lượt là 562% và 346%. Tiếp theo là Nhật Bản, tăng 55%.

Tính theo thị phần, Hàn Quốc chiếm thị phần lớn nhất khi tỷ trọng đạt 33% tổng giá trị xuất khẩu. Tháng 1/2022, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc đạt trên 28 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2021. Nhật Bản đứng thứ hai, chiếm tỷ trọng 23%, giá trị xuất khẩu đạt 14,2 triệu USD.

Trong năm 2021, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam đạt 608 triệu USD, tăng 6,8%. Trong đó, xuất khẩu mực chiếm 52%, đạt 315 triệu USD, tăng 3%; bạch tuộc chiếm 48%, đạt 293 triệu USD, tăng gần 15%.

Các sản phẩm xuất khẩu là bạch tuộc tươi, đông lạnh mã HS 03 chiếm 86% tổng xuất khẩu bạch tuộc; mực, sản phẩm tươi/đông lạnh/khô chiếm 93% tổng xuất khẩu mực.

Năm 2021, 5 thị trường đơn lẻ nhập khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam lần lượt là Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc và Italya. Hàn Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất, chiếm 68% tỷ trọng. Theo số liệu từ kita.org, Việt Nam đứng thứ 2 về cung cấp mực, bạch tuộc cho thị trường này năm 2021 (sau Trung Quốc). Việt Nam xuất khẩu bạch tuộc đông lạnh đứng vị trí lớn nhất vào thị trường này, chiếm 43% thị phần.

Thị trường xuất khẩu bạch tuộc thứ 2 là Nhật Bản, chiếm 18%. Tiếp đến là Mỹ, Italy và Nga. Xuất khẩu bạch tuộc sang tất cả những thị trường này đều tăng trong năm qua, riêng Mỹ tăng mạnh nhất, (135%).

Đối với sản phẩm mực xuất khẩu, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Italy là top 5 thị trường lớn nhất, chiếm tổng cộng 76% xuất khẩu. Trong khi xuất khẩu mực sang Nhật Bản và Hàn Quốc đều giảm thì xuất khẩu sang 3 thị trường còn lại và nhiều thị trường khác đều ghi nhận tăng trưởng dương trong năm 2021.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Vinhomes Royal Island khuynh đảo thị trường

Vinhomes Royal Island khuynh đảo thị trường

Với việc ra mắt chính thức siêu phẩm Thành phố đảo Hoàng gia trên “chợ trực tuyến” Vinhomes Market, Vinhomes mở ra một hướng đi mới cho thị trường bất động sản, đặc biệt là trong bối cảnh giao dịch trực tuyến đang là xu hướng chủ đạo với mọi lĩnh vực.