Hãng kính thông minh Nreal huy động 200 triệu USD chỉ trong 12 tháng

CÔNG NGHỆ TRUNG QUỐC
15:25 - 30/03/2022
Công ty khởi nghiệp Nreal có trụ sở ở Bắc Kinh (Trung Quốc) đã phát triển sản phẩm kính công nghệ thực tế tăng cường (AR), sử dụng trong "vũ trụ ảo" metaverse.
Công ty khởi nghiệp Nreal có trụ sở ở Bắc Kinh (Trung Quốc) đã phát triển sản phẩm kính công nghệ thực tế tăng cường (AR), sử dụng trong "vũ trụ ảo" metaverse.
0:00 / 0:00
0:00
Trong vòng gọi vốn Series C, công ty khởi nghiệp kính thực tế tăng cường Nreal vừa nhận được 60 triệu USD do tập đoàn Alibaba đầu tư, nâng tổng số tiền huy động trong 12 tháng qua lên 200 triệu USD.

Nreal, công ty khởi nghiệp có trụ sở ở Bắc Kinh (Trung Quốc), với sản phẩm kính công nghệ thực tế tăng cường (AR) đã thu hút sự chú ý của giới đầu tư kể từ khi ra mắt.

Riêng trong vòng gọi vốn tháng 9/2021, Nreal đã kêu gọi được 100 triệu USD vòng gọi vốn, với sự ủng hộ của Nio Capital - chi nhánh đầu tư của nhà sản xuất ô tô điện Nio và công ty đầu tư mạo hiểm Sequoia Capital China.

Nreal cho biết đợt gây quỹ mới nhất của họ sẽ được dành cho việc thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và mở rộng sản phẩm trong nước, cũng như tăng tốc mở rộng ra toàn cầu. Ảnh: Nreal
Nreal cho biết đợt gây quỹ mới nhất của họ sẽ được dành cho việc thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và mở rộng sản phẩm trong nước, cũng như tăng tốc mở rộng ra toàn cầu. Ảnh: Nreal

Ngoài ra, công ty này cũng huy động vốn từ các nền tảng video Kuaishou và iQiyi, cũng như một loạt quỹ đầu tư tư nhân bao gồm Yunfeng Capital của Jack Ma, Sequoia China, Hillhouse, NIO Capital, Aplus, CICC Capital, CPE , Shunwei Capital và China Growth Capital.

Tại thời điểm đó, công ty này được định giá khoảng 700 triệu USD, theo CNBC.

Nreal hiện chưa tiết lộ mức định giá sau khoản đầu tư 60 triệu USD của Alibaba. Công ty cho biết số vốn này sẽ được công ty sử dụng để tăng cường đầu tư vào nghiên cứu, phát triển và đẩy nhanh việc mở rộng sản phẩm trong thị trường nội địa Trung Quốc, cũng như tạo đà để mở rộng ra toàn cầu.

Mặc dù có trụ sở tại Trung Quốc, Nreal trước đó đã không nhắm mục tiêu thị trường nội địa của mình, mà lần đầu tiên họ đã thử nghiệm thị hiếu của người tiêu dùng ở sáu quốc gia nước ngoài, bao gồm Nhật Bản và Mỹ.

Một trong những sản phẩm mới của công ty bắt đầu bày bán tại các cửa hàng ở Verizon (Mỹ ) và ngay lập tức được bán hết trong ngày đầu tiên. Tháng trước, Nreal đã ra mắt dòng kính AR siêu mỏng mới thông qua quan hệ đối tác bán lẻ trực tuyến và ngoại tuyến với các nhà mạng viễn thông Nhật Bản NTT Docomo và KDDI.

Đại diện Nreal cho biết họ đã ký hợp tác với Nio để sản xuất kính AR cho xe điện, dự kiến sẽ gia nhập thị trường trong năm nay. Ngoài ra, công ty này cũng đang hợp tác với dịch vụ phát trực tuyến Cinedigm của Mỹ trên các sản phẩm cho phép người xem xem các chương trình trên màn hình HD ảo lớn, đa nhiệm tối đa hai màn hình ảo liền kề.

Giám đốc điều hành Nreal, ông Chi Xu cho biết: “Chúng tôi rất vui khi thấy ngày càng nhiều người tiêu dùng quan tâm đến kính AR của Nreal. Với sản phẩm của chúng tôi, họ có thể tận hưởng trải nghiệm thực tế tăng cường một cách thú vị, dễ dàng và khả năng tương tác ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào”.

Trong vài năm gần đây, các tập đoàn công nghệ Trung Quốc đã quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm công nghệ thông minh và “vũ trụ ảo” metaverse. Riêng gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba đã đầu tư ít nhất 1 tỷ USD vào các công ty khởi nghiệp thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR), bao gồm cả Magic Leap có trụ sở tại Mỹ.

Năm ngoái, Alibaba đã tung ra phòng thí nghiệm thực tế mở rộng (XR) của riêng mình và thiết lập mục tiêu cung cấp hỗ trợ công nghệ cho tập đoàn thương mại điện tử.

"Chúng tôi nhận thấy sự quan tâm ngày càng tăng từ các công ty trong nhiều ngành công nghiệp. Họ đang khám phá các cách để không chỉ tích hợp công nghệ AR trong hoạt động kinh doanh hiện tại của mình mà còn tạo ra trải nghiệm thực tế tăng cường mang tính chuyển đổi và tương tác”, đại diện Nreal chia sẻ.

Khoản đầu tư 60 triệu USD của Alibaba diễn ra trong thời điểm Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng chính sách kiểm soát những gã khổng lồ công nghệ của nước này. Nhiều tập đoàn trở nên thận trọng hơn khi đầu tư vào các công ty khởi nghiệp khác. Thậm chí nhà phát triển game Trung Quốc Tencent Holdings đã thoái vốn tại Tập đoàn thương mại điện tử Sea và công ty thương mại điện tử JD.com.

Tin liên quan

Đọc tiếp