Huy động vốn ngân hàng tại Hà Nội trong 5 tháng đạt 4,9 triệu tỷ đồng

NGÂN HÀNG HÀ NỘI
06:31 - 30/05/2023
 Huy động vốn ngân hàng tại Hà Nội trong 5 tháng đạt 4,9 triệu tỷ đồng
0:00 / 0:00
0:00
Nguồn vốn huy động này đến từ tiền gửi của các cá nhân và doanh nghiệp tăng 2,36% và phát hành giấy tờ có giá vẫn tăng trưởng đều so với thời điểm cuối năm 2022.

Theo Cục Thống kê TP Hà Nội, ước tính đến cuối tháng 5/2023, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố ước tính đạt 4,9 triệu tỷ đồng, tăng 0,12% so với tháng trước và tăng 2,17% so với thời điểm kết thúc năm 2022.

Trong đó tiền gửi của các cá nhân và doanh nghiệp đạt 4,5 triệu tỷ đồng, tăng 0,13% và tăng 2,36% so với cuối năm 2022; phát hành giấy tờ có giá đạt 403.000 tỷ đồng, tương đương tháng trước và cuối năm trước.

Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố đến cuối tháng 5 ước đạt 3,04 triệu tỷ đồng, tăng 0,31% so với tháng trước và tăng 3,25% so với thời điểm kết thúc năm 2022. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1,2 triệu tỷ đồng, tăng 0,33% và tăng 3,23%, dư nợ trung hạn và dài hạn đạt 1,8 triệu tỷ đồng, tăng 0,31% và tăng 3,26%.

Dư nợ cho vay theo chương trình tín dụng gồm: Cho vay theo chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp chiếm 19,57% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế; cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 19,15%; chương trình nông nghiệp, nông thôn chiếm 9,04%; cho vay xuất khẩu chiếm 5,21%; cho vay công nghiệp hỗ trợ chiếm 2,37%; cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 0,37%.

Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội.

Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội.

Về lãi suất, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, mặt bằng lãi suất trên địa bàn trong tháng 5 được các tổ chức tín dụng điều chỉnh giảm nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp hơn.

Theo đó, lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định, phổ biến ở mức 0,1 - 0,5%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,6 - 5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,8 - 8%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 7,2 - 8,2%/năm. Lãi suất cho vay bình quân của Ngân hàng thương mại trong nước ở mức 7,5 - 10%/năm.

Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) bình quân khoảng 4 - 4,5%/năm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Lãi suất huy động USD của TCTD ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của cá nhân và tổ chức.

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2% đối với các khoản vay thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn sản xuất kinh doanh và khó khăn trả nợ vay.

Các tổ chức tín dụng tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro thông qua việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nhằm phát hiện các khoản vay có vấn đề trước khi phát sinh tình trạng nợ xấu. Tính đến cuối tháng 5/2023, tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng chiếm 1,89% trong tổng dư nợ và 2,1% tổng dư nợ cho vay.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.