ILO hạ mức dự báo thị trường lao động toàn cầu năm 2022

LAO ĐỘNG ILO
15:05 - 18/01/2022
Khả năng phục hồi đã hạ đáng kể biến thể COVID-19 mới như Delta và Omicron. Ảnh: Internet
Khả năng phục hồi đã hạ đáng kể biến thể COVID-19 mới như Delta và Omicron. Ảnh: Internet
0:00 / 0:00
0:00
Trong Báo cáo Xu hướng triển vọng việc làm và xã hội thế giới năm 2022 (xu hướng WESO) công bố ngày 17/1, ILO cho biết tỷ lệ tham gia lực lượng lao động toàn cầu năm 2022 dự kiến sẽ vẫn thấp hơn 1,2 điểm phần trăm so với năm 2019.

Thị trường lao động toàn cầu vật lộn để phục hồi

Tính đến năm 2021, đại dịch COVID-19 đã thống trị nền kinh tế toàn cầu hai năm, ngăn cản thị trường lao động phục hồi toàn diện và cân bằng. Tốc độ phục hồi hoạt động kinh tế phần lớn phụ thuộc vào mức độ kiềm chế sự lây lan của virus, do đó sự phục hồi diễn ra theo các mô hình khác nhau giữa các khu vực địa lý và các lĩnh vực.

So với dự báo lần gần đây nhất của ILO, triển vọng thị trường lao động toàn cầu đã và đang xấu đi, khả năng trở lại mức tương đương trước đại dịch có thể vẫn khó khả thi đối với phần lớn các khu vực trên thế giới trong những năm tới.

Trên cơ sở dự báo tăng trưởng kinh tế mới nhất và điều chỉnh theo mức tăng trưởng dân số, ILO dự báo tổng số giờ làm việc trên toàn cầu vào năm 2022 sẽ vẫn thấp hơn gần 2% so với mức trước đại dịch, tương ứng với mức thâm hụt 52 triệu việc làm toàn thời gian (giả định một tuần làm việc 48 giờ).

Tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu được dự báo sẽ duy trì ở mức 207 triệu người vào năm 2022, cao hơn mức thất nghiệp năm 2019 khoảng 21 triệu người. Tổng số người thất nghiệp dự kiến sẽ giảm 7 triệu người vào năm 2022, xuống còn 207 triệu người, so với 186 triệu người năm 2019. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động toàn cầu năm 2022 dự kiến sẽ vẫn thấp hơn 1,2 điểm phần trăm so với năm 2019.

Triển vọng này cho thấy dự báo về khả năng phục hồi đã hạ đáng kể so với số liệu dự báo được đưa ra trong Báo cáo triển vọng việc làm và xã hội thế giới: Những xu hướng được công bố vào tháng 6/2021.

Việc hạ dự báo năm 2022, ở một mức độ nào đó, phản ánh tác động mà các biến thể COVID-19 mới như Delta và Omicron gây nên đối với thế giới việc làm cũng như mức độ không chắc chắn đáng kể về diễn biến tương lai của đại dịch.

Ảnh tác giả

"Không thể có sự phục hồi thực sự từ đại dịch này nếu thị trường lao động không được phục hồi trên diện rộng. Để công cuộc phục hồi mang tính bền vững, sự phục hồi này phải dựa trên cơ sở các nguyên tắc của việc làm thỏa đáng – bao gồm sức khỏe và an toàn, công bằng, an sinh xã hội và đối thoại xã hội."

Ông Guy Ryder, Tổng giám đốc ILO

Số liệu dự báo của ILO cũng chỉ ra rằng năm 2022, mức thâm hụt thời giờ làm việc ước tính tương đương với 52 triệu việc toàn làm thời gian do những gián đoạn thị trường lao động mà khủng hoảng gây nên.

Mặc dù con số này cho thấy tình hình đã cải thiện đáng kể so với năm 2021, thời điểm số giờ làm việc (đã được điều chỉnh theo mức tăng trưởng dân số thấp hơn so với số giờ làm việc của quý IV/2019 tương đương 125 triệu việc làm toàn thời gian gia đình một tuần làm việc 48 giờ), mức thâm hụt này theo ILO vẫn ở mức cao.

Năm 2022, tỷ lệ việc làm trên dân số được dự báo sẽ ở mức 55,9%, thấp hơn 1,4 điểm phần trăm so với năm 2019.

Thị trường lao động phục hồi không đồng đều

Báo cáo xu hướng WESO cho thấy thị trường lao động phục hồi nhanh nhất ở các nước thu nhập cao khi chiếm khoảng một nửa mức giảm thất nghiệp toàn cầu trong giai đoạn từ năm 2020 - 2022 nhưng chỉ chiếm khoảng 1/5 lực lượng lao động toàn cầu.

Ngược lại, kể từ khi đại dịch bùng phát, các nước có thu nhập trung bình thấp hơn phải đối diện với tình trạng tồi tệ nhất và cũng ghi nhận quá trình phục hồi chậm nhất.

WESO còn chỉ ra tỷ lệ việc làm trên dân số của nữ giới năm 2022 dự đoán sẽ thấp hơn so với năm 2019 là 1,8 điểm phần trăm, trong khi tỷ lệ này ở nam giới lại cao hơn.

Phụ nữ dự kiến sẽ còn tiếp tục chịu tác động nặng nề hơn từ cuộc khủng hoảng trong những năm tới. Trong khi đó, việc đóng cửa các cơ sở giáo dục và đào tạo “sẽ có tác động cộng gộp lâu dài” đối với thanh niên, đặc biệt là những người không được tiếp cận internet.

Tỷ lệ việc làm trên dân số của nữ giới năm 2022 dự đoán sẽ thấp hơn so với năm 2019 là 1,8 điểm phần trăm. Ảnh: Internet

Tỷ lệ việc làm trên dân số của nữ giới năm 2022 dự đoán sẽ thấp hơn so với năm 2019 là 1,8 điểm phần trăm. Ảnh: Internet

Việc đóng cửa các trường học, trường cao đẳng và các cơ sở dạy nghề trong thời gian dài ở nhiều nước đã làm suy yếu kết quả học tập, kéo theo những tác động lâu dài đến việc làm và việc tiếp tục theo đuổi giáo dục và đào tạo của thanh niên, đặc biệt là những người có trình độ hạn chế hoặc không có cơ hội học tập trực tuyến.

Bên cạnh đó, ILO cũng nhận định, sự khác biệt đáng kể về mô hình phục hồi giữa các khu vực, các nước và lĩnh vực ngành nghề đang ngày càng tăng.

Kể từ khi bắt đầu công cuộc phục hồi, xu hướng tăng trưởng việc làm ở các nước có thu nhập thấp và trung bình vẫn thấp hơn đáng kể so với các nền kinh tế giàu có hơn, phần lớn là do tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn và không gian tài khóa hạn hẹp hơn ở các nước đang phát triển. Đại dịch gây nên tác động đặc biệt nghiêm trọng đối với các nước đang phát triển nơi có mức độ bất bình đẳng cao hơn.

Các chỉ số chính về thị trường lao động ở tất cả các khu vực: châu Phi, châu Mỹ, các quốc gia Ả Rập, châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu và Trung Á - vẫn chưa khôi phục lại được mức trước đại dịch. Đối với tất cả các khu vực, số liệu dự báo đến năm 2023 cho thấy khả năng phục hồi hoàn toàn vẫn sẽ khó thực hiện được.

Các khu vực châu Âu và Thái Bình Dương được dự báo sẽ tiến gần nhất đến mục tiêu đó, trong khi triển vọng của Mỹ Latin và Caribe và Đông Nam Á là thấp nhất. Tất cả các khu vực đều phải đối mặt với những nguy cơ mức độ phục hồi thị trường lao động sụt giảm nghiêm trọng do vẫn chịu tác động của đại dịch. Hơn nữa, đại dịch đang làm thay đổi cơ cấu thị trường lao động theo hướng chỉ khôi phục được tới mức cơ sở của trước khủng hoảng có thể không đủ để bù đắp được.

Báo cáo của ILO cảnh báo về mức độ khác biệt rõ rệt khi khủng hoảng tác động tới các nhóm lao động và các quốc gia. Những khác biệt này làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng trong và giữa các quốc gia và làm suy yếu cơ cấu kinh tế, tài chính và xã hội của hầu hết mọi quốc gia, bất kể tình trạng phát triển của họ. Có thể cần nhiều năm để khắc phục thiệt hại này, và tiềm ẩn những hệ quả lâu dài về khía cạnh tham gia lực lượng lao động, thu nhập hộ gia đình và sự gắn kết xã hội và có thể là cả sự gắn kết chính trị.

WESO cũng cho biết, việc làm tạm thời đã tạo ra một vùng đệm chống lại cú sốc của đại dịch đối với một số người. Trong khi nhiều công việc tạm thời đã bị chấm dứt hoặc không được tiếp tục, những công việc thay thế đã được tạo ra, bao gồm cả những người lao động bị mất việc làm vĩnh viễn. Tính trung bình, tỷ lệ công việc tạm thời không thay đổi.

Để đẩy nhanh quá trình phục hồi thị trường lao động, ILO đưa ra khuyến nghị chính sách nhằm tạo ra sự phục hồi toàn diện, lấy con người làm trung tâm sau cuộc khủng hoảng ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế.,

Tin liên quan

Đọc tiếp