IMF: Kinh tế toàn cầu khó khăn hơn trong năm 2023

KINH TẾ THẾ GIỚI
12:49 - 02/01/2023
Trụ sở IMF tại Washington DC, Mỹ. Ảnh: Shutterstock
Trụ sở IMF tại Washington DC, Mỹ. Ảnh: Shutterstock
0:00 / 0:00
0:00
Theo Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva hôm 1/1, nền kinh tế toàn cầu năm 2023 sẽ gặp khó khăn khi động lực tăng trưởng chính là Mỹ, châu Âu và Trung Quốc đều đang suy yếu.

Reuters trích dẫn bài phỏng vấn của bà Kristalina Georgieva trong chương trình tin tức sáng ngày 1/1 "Face the Nation" của đài CBS cho biết, năm 2023 sẽ còn khó khăn hơn so với năm 2022. Nguyên nhân là vì tăng trưởng kinh tế tại 3 nền kinh tế lớn nhất gồm Mỹ, Trung Quốc và EU đều đang sụt giảm.

Ngay từ cuối tháng 10/2022, IMF đã cho thấy các dự báo ảm đạm của mình bằng cách cắt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023. Các yếu tố như chiến sự Nga - Ukraine kéo dài, áp lực lạm phát và lãi suất cao là các yếu tố đóng góp hàng đầu vào tình hình kinh tế ảm đạm.

Tuy Trung Quốc đã loại bỏ chính sách zero-Covid và bắt đầu mở cửa nền kinh tế trở lại, số ca nhiễm tăng mạnh và nguy cơ xuất hiện biến thể mới vẫn khiến tương lai tương đối mịt mờ. Việc bùng dịch có thể sẽ ảnh hưởng tới kinh tế của nước này, từ đó gây ra ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế khác trong khu vực.

Theo bà Georgieva dự đoán, Trung Quốc có thể sẽ gặp khó khăn trong một vài tháng tới, từ đó gây ảnh hưởng tới chính quốc gia này, tới các quốc gia khác trong khu vực và thậm chí là thế giới. Bà nhận định tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc năm 2022 có thể bằng hoặc thấp hơn tốc độ tăng trưởng toàn cầu lần đầu tiên sau 4 thập kỷ.

Trong dự báo mới nhất hồi tháng 10/2022, IMF cũng đưa ra mức tăng trưởng GDP Trung Quốc năm 2022 là 3,2% - ngang với triển vọng toàn cầu mà tổ chức này đưa ra. Đối với năm 2023, tốc độ tăng trưởng được dự báo là 4,4% trong bối cảnh hoạt động kinh tế toàn cầu chậm lại.

Với những nhận định mới nhất này, có khả năng dự báo vào cuối tháng 1/2023 của IMF sẽ hạ triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc và thế giới xuống thấp nữa.

Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva. Ảnh: Reuters

Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva. Ảnh: Reuters

Ở một diễn biến khác, trái ngược lại với Trung Quốc, bà Georgieva cho biết nền kinh tế Mỹ lại có khả năng sẽ tránh được sự sụt giảm kinh tế của mình - sự sụt giảm có khả năng ảnh hưởng đến 1/3 nền kinh tế thế giới. Theo bà, nền kinh tế Mỹ đang chống chịu tốt và có thể tránh được suy thoái, đặc biệt là khi thị trường lao động vẫn đang khá mạnh.

Tuy nhiên, các dự báo này vẫn tiềm ẩn các rủi ro do nó có thể cản trợ quá trình đưa lạm phát tại Mỹ về mức đặt ra của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) từ mức cao kỷ lục trong 40 năm hiện tại. Nếu thị trường lao động vẫn mạnh, Fed có thể sẽ phải giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn để giảm lạm phát.

Trên thực tế, lạm phát có dấu hiệu đạt đỉnh khi năm 2022 kết thúc nhưng theo thước đo ưu tiên của Fed, nó vẫn cao gần gấp ba lần mục tiêu 2%. Để đạt được những thành tựu này, Fed trong năm 2022 đã tiến hành đợt thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh nhất kể từ đầu những năm 198. Mức lãi suất chính sách chuẩn được nâng từ gần bằng 0 hồi tháng 3/2022 lên mức hiện tại là 4,25% - 4,50%. Thậm chí, các quan chức Fed hồi tháng 12/2022 còn đưa ra dự báo lãi suất có thể vượt mốc 5% vào năm 2023, một mức chưa từng thấy kể từ năm 2007.

Thị trường việc làm tại Mỹ do đó sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tương lai do nhu cầu lao động giảm xuống sẽ giúp giảm bớt áp lực giá cả.

Trong tuần này, chính phủ Mỹ sẽ công bố một loạt dữ liệu quan trọng về thị trường lao động, trong đó bao gồm báo cáo bảng lương phi nông nghiệp hàng tháng. Tuy nhiên theo dự kiến, nền kinh tế Mỹ tạo thêm 200.000 việc làm trong tháng 12 và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức 3,7% - một trong những tỷ lệ thấp nhất từ năm 1960.

Đọc tiếp

Giá dầu và giá vàng thế giới tăng sau khi Israel được nghi đã tấn công Iran ngày 19/4/2024. Ảnh: The Star

Giá dầu tăng 3% sau tin Israel tấn công Iran

Tin tức về các cuộc tấn công được nghi là do Israel tiến hành gần căn cứ không quân ở thành phố Isafahan, miền trung Iran ngày 19/4 nổ ra, làm dấy lên lo ngại về xung đột mở rộng tại Trung Đông, đẩy giá dầu và giá vàng thế giới ngay lập tức gia tăng.