Khả năng quản trị là 'chìa khóa' để doanh nghiệp ứng phó với khủng hoảng

DOANH NGHIỆP Việt nAM
08:14 - 10/11/2022
Hội thảo công bố báo cáo "Nghiên cứu, đánh giá khả năng ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam với khủng hoảng Covid-19, đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng thích ứng của doanh nghiệp trước khủng hoảng". Ảnh: Thảo Ngân
Hội thảo công bố báo cáo "Nghiên cứu, đánh giá khả năng ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam với khủng hoảng Covid-19, đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng thích ứng của doanh nghiệp trước khủng hoảng". Ảnh: Thảo Ngân
0:00 / 0:00
0:00
Theo kết quả nghiên cứu, đánh giá khả năng ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam với khủng hoảng Covid-19 qua khảo sát 630 doanh nghiệp cho thấy, yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn là năng lực quản trị.

Tại hội thảo công bố báo cáo "Nghiên cứu, đánh giá khả năng ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam với khủng hoảng Covid-19, đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng thích ứng của doanh nghiệp trước khủng hoảng", do Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ KH&ĐT) kết hợp với Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform) tổ chức ngày 9/11, bà Nguyễn Thị Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cho biết, khi đối diện với các cuộc khủng hoảng, các doanh nghiệp trong nước hầu như không có sự chuẩn bị kịp thời và một kế hoạch phù hợp để ứng phó.

Để tồn tại, đa phần các doanh nghiệp đã phải chuyển đổi mô hình kinh doanh, phương thức kinh doanh, từ mô hình truyền thống sang mô hình kinh doanh phi truyền thống. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trở thành một yếu tố sống còn, để doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động và phát triển.

Quản trị là yếu tố hàng đầu giúp doanh nghiệp ứng phó với khủng hoảng.

Theo báo cáo kết quả khảo sát từ 630 doanh nghiệp được công bố trong hội thảo cho thấy, các yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp ứng phó với khủng hoảng là năng lực quản trị doanh nghiệp (chiếm 32,9%); Thị trường khách hàng (chiếm 20,5%); Quy mô vốn của doanh nghiệp (chiếm 20%); Ngành nghề kinh doanh (chiếm 18%); Khả năng huy động vốn (17,6%); Thời gian hoạt động (14,9%) và Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số (chiếm 14,4%)".

Phân tích thêm về số liệu thu được, ông Lê Anh Văn - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và Phát triển nguồn nhân lực - Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho biết: "Phần đông các doanh nghiệp đều có chung quan điểm coi nhân sự là tài sản quý giá nhất và là yếu tố hàng đầu trong việc duy trì và phát triển doanh nghiệp. Mặt khác, quản trị nguồn lực tài chính và cân đối dòng tiền là yếu tố cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng".

Ông Lê Anh Văn - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và Phát triển nguồn nhân lực - Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Ảnh: Thảo Ngân

Ông Lê Anh Văn - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và Phát triển nguồn nhân lực - Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Ảnh: Thảo Ngân

Báo cáo cũng chỉ ra các doanh nghiệp thành công vượt qua khủng hoảng Covid-19 có một số tiêu chí chung, như áp dụng công nghệ thông tin, chuyển đối số trong sản xuất - kinh doanh, năng suất lao động tăng…

“Một điểm đáng lưu ý, tại các doanh nghiệp do nữ làm chủ thể hiện sự linh hoạt hơn trong thời kỳ khủng hoảng, chủ động hơn trong việc lập kế hoạch dự phòng và áp dụng các chiến lược kinh doanh thận trọng, từ đó tăng khả năng phục hồi của họ trong thời kỳ khủng hoảng", ông Văn chia sẻ.

Nhận xét về kết quả nghiên cứu, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban kinh tế Quốc hội nhấn mạnh: "Yếu tố quản trị doanh nghiệp tốt ngày càng trở nên quan trọng, vượt qua tầm doanh nghiệp tự chủ động thực hành tốt và hướng tới giai đoạn Nhà nước cần can thiệp theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện, sau đó sẽ là xử phạt doanh nghiệp không làm tốt công tác này. Do vậy chính sách khuyến khích doanh nghiệp quản trị tốt đặc biệt cần được quan tâm".

Ảnh tác giả

"Bản thân doanh nghiệp quản trị tốt có tác động lan tỏa tới thị trường vốn như chứng khoán và trái phiếu, bởi chất lượng của thị trường vốn phụ thuộc vào chất lượng của bản thân doanh nghiệp phát hành. Quản trị là yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng của các doanh nghiệp".

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban kinh tế Quốc hội

"Ngoài ra, thúc đẩy tốt quản trị doanh nghiệp còn góp phần lớn vào công cuộc chủ động phòng chống tham nhũng", ông Hiếu cho biết thêm.

Ông Phan Đức Hiếu cũng chỉ ra một điểm sáng trong báo cáo là các doanh nghiệp do nữ làm chủ thể hiện sự linh hoạt hơn trong thời kỳ khủng hoảng là rất thuyết phục. Ông chia sẻ:

"Trong báo cáo gần đây của một ngân hàng Thụy Sỹ, họ phân tích 2.360 công ty đại chúng trong 6 năm và đưa ra kết luận một công ty lớn có tối thiểu một thành viên HĐQT là nữ thì giá cổ phiếu của họ tốt hơn 26% và thu nhập lớn hơn 14%/năm; công ty vừa và nhỏ có ít nhất một thành viên HĐQT là nữ thì giá cổ phiếu cao hơn 17 lần".

"Như vậy, điều này cũng là một động lực thúc đẩy phụ nữ tham gia kinh doanh điều hành doanh nghiệp. Phụ nữ tham gia kinh doanh không chỉ giải quyết vấn đề kinh tế mà còn giải quyết được rất nhiều vấn đề", ông Hiếu nêu.

Giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực ứng phó khủng hoảng

Để giúp các doanh nghiệp có thể thích ứng và ứng phó có hiệu quả với các cuộc khủng hoảng, các cú sốc bất ngờ trong tương lai, ông Lê Anh Văn kiến nghị các giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp thích ứng linh hoạt và phục hồi hiệu quả trong thời gian tới.

Cụ thể, các doanh nghiệp cần cân đối dòng tiền; coi nhân sự là tài sản quan trọng nhất; chú trọng nâng cao chất lượng các sản phẩm; kinh doanh trên các sàn giao dịch điện tử; đa dạng hóa các hình thức huy động vốn; đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như tăng cường liên kết thông qua các chuỗi cung ứng và mạng lưới các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng và địa phương.

Còn ông Phan Đức Hiếu khuyến nghị các doanh nghiệp nâng cao năng lực phản ứng chính sách, cập nhật trong bối cảnh cải cách thể chế.

Khung pháp lý mới đòi hỏi doanh nghiệp tuân thủ pháp luật nhưng vẫn đảm bảo sự linh hoạt. Như việc doanh nghiệp gia nhập thị trường nhanh hơn trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, và rút lui khỏi thị trường cũng phải nhanh để cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với từng thời điểm.

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban kinh tế Quốc hội. Ảnh: Thảo Ngân

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban kinh tế Quốc hội. Ảnh: Thảo Ngân

Ông Hiếu cũng nhấn mạnh tính tiên liệu trước các chính sách giúp doanh nghiệp chống chọi trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải có khả năng dự liệu trước những chính sách một thời gian để không trở nên bị động, và có điều kiện xây dựng hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp.

Góp ý thêm về giải pháp cải cách thể chế, bà Bùi Thu Thuỷ, Phó Cục trưởng, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khuyến nghị Chính phủ cần hoàn thiện chính sách pháp luật, cải cách thủ tục hành chính nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao khả năng ứng phó với khủng hoảng.

Bà Bùi Thu Thuỷ, Phó Cục trưởng, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh: Thảo Ngân

Bà Bùi Thu Thuỷ, Phó Cục trưởng, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Ảnh: Thảo Ngân

Bên cạnh đó là hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, khai thác những cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0 để ứng phó với khủng hoảng trong tương lai. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng giúp doanh nghiệp ứng phó với khủng hoảng.

"Nhằm nâng cao năng lực chống chịu của các doanh nghiệp, đại diện Cục Phát triển doanh nghiệp cho biết cục sẽ có một khóa đào tạo cho doanh nghiệp quản trị khủng hoảng hay các nội dung tư vấn về quản trị khủng hoảng trong kế hoạch triển khai hỗ trợ doanh nghiệp năm 2023", bà Bùi Thu Thủy thông tin thêm.

Tin liên quan

Đọc tiếp