Khảo sát của GSO về tình hình doanh nghiệp ngành công nghiệp và xây dựng quý I/2022

Công nghiệp Việt nAM
20:22 - 30/03/2022
0:00 / 0:00
0:00
Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê (GSO) về bức tranh toàn cảnh ngành công nghiệp chế biến chế tạo và xây dựng trong quý I và những triển vọng quý II/2022, hơn 64% doanh nghiệp được hỏi đã đưa ra những nhận định tích cực. 

Báo cáo xu hướng sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và xây dựng quý I/2022 và dự báo quý II mà Tổng cục Thống kê vừa công bố cho biết, trong quý I/2022, mặc dù chịu tác động bởi đại dịch, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn tiếp tục đóng vai trò động lực khi đạt mức tăng 7,79%, đóng góp 2,05 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.

64,2% doanh nghiệp được khảo sát đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh đang tốt lên và giữ vững ổn định so với quý IV/2021. Ngược lại, 35,8% doanh nghiệp đánh giá hoạt động khó khăn hơn.

Dự báo triển vọng quý II/2022, 82,3% doanh nghiệp được hỏi nhận định tình hình sản xuất kinh doanh sẽ tốt hơn và giữ ổn định.

Báo cáo Điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh (SXKD) quý I/2022 của Tổng cục Thống kê thực hiện khảo sát 5.472 doanh nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 84,2% số doanh nghiệp được chọn mẫu điều tra) và 6.270 doanh nghiệp ngành xây dựng (chiếm 92,2% số doanh nghiệp được chọn mẫu điều tra) tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số cân bằng chung của doanh nghiệp chế biến, chế tạo quý I/2022 so với quý IV/2021 là -7,4%. Trong đó, doanh nghiệp FDI với 1%; doanh nghiệp nhà nước -1%; doanh nghiệp ngoài nhà nước -11,4%. Dự báo, chỉ số cân bằng chung quý II/2022 sẽ tăng 32,3% so với quý II/2022.

Chỉ số cân bằng thể hiện số phần trăm doanh nghiệp nhận định tăng trừ đi số phần trăm doanh nghiệp nhận định giảm.

Chỉ số cân bằng chung đánh giá tổng quan xu hướng SXKD của doanh nghiệp. Các chỉ số cân bằng thành phần (đơn đặt hàng mới, sử dụng lao động, khối lượng sản xuất và tồn kho thành phẩm) đánh giá về từng hoạt động SXKD cụ thể của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Theo đó, chỉ số cân bằng đơn đặt hàng là -6,6%. Dự báo quý II/2022, chỉ số cân bằng đơn đặt hàng mới là 30,3%.

Chỉ số cân bằng sử dụng lao động quý I/2022 so với quý IV/2021 là -7,9%. Dự báo quý II/2022 chỉ số cân bằng sử dụng lao động là 12%.

Chỉ số cần bằng khối lượng sản xuất, quý I/2022 so với quý IV/2021 là -4,7%. Dự báo quý II/2022 chỉ số cân bằng khối lượng sản xuất là 34,7%.

Chỉ số cân bằng hàng tồn kho thành phẩm quý I/2022 so với quý IV/2021 là -12,1%. Dự báo quý II/2022 chỉ số cân bằng hàng tồn kho thành phẩm là -14%.

Trong quý I/2022, số lượng đơn đặt hàng cao hơn quý IV/2021. Theo kết quả khảo sát quý I/2022, có tới 66,6% số doanh nghiệp nhận định số lượng đơn hàng mới tăng và giữ nguyên so với quý liền kề trước; 33,4% doanh nghiệp nhận định giảm.

Dự báo số lượng đơn đặt hàng mới quý II/2022 so với quý I/2022 tiếp tục tăng với 83,7% doanh nghiệp dự báo tăng và giữ nguyên; 16,3 doanh nghiệp dự báo giảm.

Theo số liệu khảo sát của Tổng cục Thống kê, có 65,6% doanh nghiệp khảo sát cho biết đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng và giữ nguyên trong quý I/2022 (so với quý IV/2021); 34,4% doanh nghiệp cho biết đơn đặt hàng giảm.

Các doanh nghiệp dự báo số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới quý II/2022 khả quan hơn với 85,4% doanh nghiệp dự báo tăng và giữ nguyên so với quý I/2022; 14,6% doanh nghiệp dự báo giảm.

Các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý I/2022, có 12,6% doanh nghiệp nhận định sử dụng lao động tăng so với quý I/2021. Có 66,9% doanh nghiệp nhận định giữ nguyên và 20,5% doanh nghiệp nhận định giảm.

Dự báo sử dụng lao động quý II/2022 so với quý I/2022 khả quan hơn với 89,7% số doanh nghiệp dự kiến số lao động tăng và giữ nguyên; 10,3% doanh nghiệp dự kiến lao động giảm.

Về chi phí sản xuất, kết quả khảo sát cho thấy có tới 93,5% doanh nghiệp nhận định tăng và giữ nguyên; 6,5% doanh nghiệp nhận định giảm.

Dự báo quý II/2022 so với quý I/2022, có 91,5% doanh nghiệp dự báo chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm tăng và giữ nguyên; 8,5% doanh nghiệp dự báo chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm giảm.

Trong quý I/2022, công suất sử dụng máy móc, thiết bị bình quân của các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo là 70,7%. Có 46,3% doanh nghiệp đánh giá công suất sử dụng máy móc, thiết bị trong khoảng từ 70% đến dưới 90%; 27,8% doanh nghiệp đánh giá công suất sử dụng từ 90% đến 100%; 17,1% doanh nghiệp đánh giá công suất sử dụng từ 50 đến dưới 70% và 8,8% doanh nghiệp đánh giá công suất sử dụng dưới 50%.

Kết quả khảo sát của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong quý I/2022 có 65% doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất tăng và giữ nguyên so với quý IV/2021; 35% doanh nghiệp đánh giá giảm.

Dự báo khối lượng sản xuất quý II/2022, có 84,4% doanh nghiệp dự báo tăng và giữ nguyên; 15,6% doanh nghiệp dự báo khối lượng sản xuất giảm.

Tỷ lệ doanh nghiệp cho biết giá bán bình quân một đơn vị sản phẩm quý I/2022 so với quý IV/2021 tăng và giữ nguyên là 92,1%; 7,9% doanh nghiệp nhận định giảm.

Giá bán bình quân một đơn vị sản phẩm quý II/2022 so với quý I/2022, có 93,4% doanh nghiệp dự báo tăng và giữ nguyên; 6,6% doanh nghiệp dự báo giảm.

Theo đánh giá của các doanh nghiệp, có 18,6% doanh nghiệp nhận định khối lượng thành phẩm tồn kho quý I/2022 tăng so với quý IV/2021; 50,7% doanh nghiệp đánh giá giữ nguyên và 30,7% đánh giá giảm.

Dự báo quý II/2022 so với quý I/2022, có 17,1% doanh nghiệp dự báo khối lượng tồn kho thành phẩm tăng; 51,8% doanh nghiệp dự báo giữ nguyên khối lượng tồn kho thành phẩm; 31,1% doanh nghiệp dự báo khối lượng tồn kho thành phẩm giảm.

Trong khi đó, có 70,8% doanh nghiệp nhận định tồn kho nguyên vật liệu trong quý I/2021 tăng và giữ nguyên; 29,2% doanh nghiệp nhận định giảm.

Dự báo quý II/2022 so với quý I/2022, có 71,1% doanh nghiệp đánh giá khối lượng tồn kho nguyên vật liệu tăng và giữ nguyên ; 28,9% doanh nghiệp dự kiến giảm khối lượng tồn kho nguyên vật liệu.

Tin liên quan

Đọc tiếp