Kho bạc Nhà nước công bố 10 sự kiện nổi bật 2022

Kho bạc Việt nAM
19:20 - 29/12/2022
0:00 / 0:00
0:00
Kết thúc năm 2022, hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) Việt Nam đã hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được giao và để lại những dấu ấn qua 10 sự kiện nổi bật vừa được cơ quan này công bố.

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 455/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030

Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030 với mục tiêu xây dựng KBNN tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đổi mới đồng bộ cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ quản lý quỹ ngân sách Nhà nước, ngân quỹ Nhà nước.

Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho ngân sách Nhà nước, thực hiện tốt chức năng tổng kế toán Nhà nước và kiện toàn bộ máy tổ chức gắn với tăng cường ứng dụng nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, có sự kết nối, liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu khác của ngành tài chính, cơ sở dữ liệu quốc gia.

Triển khai thành công mô hình thanh toán điện tử liên ngân hàng tập trung và liên thông các hệ thống công nghệ thông tin

Năm 2022, mô hình thanh toán điện tử liên ngân hàng tập trung đã được triển khai thành công trên phạm vi toàn hệ thống KBNN, là cơ sở để ngành Tài chính nói chung, hệ thống KBNN nói riêng từng bước hội nhập với xu hướng phát triển thanh toán điện tử của các hệ thống ngân hàng.

Kho bạc Nhà nước phát triển thanh toán điện tử của các hệ thống ngân hàng.

Kho bạc Nhà nước phát triển thanh toán điện tử của các hệ thống ngân hàng.

Thực hiện kiểm soát, thanh toán các dự án đầu tư công theo phương thức điện tử

KBNN đã xây dựng và triển khai trên toàn quốc Chương trình kiểm soát chi đầu tư (Chương trình ĐTKB-GD) để thực hiện kiểm soát, thanh toán các dự án đầu tư công theo phương thức điện tử.

Qua đó, số liệu giải ngân vốn đầu tư công được khai thác kịp thời, là cơ sở để đánh giá tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của các bộ, ngành, địa phương một cách công khai, minh bạch, phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Bộ Tài chính và các cấp chính quyền địa phương, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Mở rộng phối hợp thu ngân sách Nhà nước và thanh toán song phương điện tử với các ngân hàng thương mại

Trong năm 2022, KBNN đã triển khai mở tài khoản chuyên thu ngân sách Nhà nước và ký thỏa thuận hợp tác phối hợp thu ngân sách Nhà nước, thanh toán song phương điện tử với 5 ngân hàng thương mại, nâng tổng số ngân hàng thương mại mà KBNN mở tài khoản chuyên thu lên thành 20 ngân hàng thương mại.

Phối hợp thu ngân sách giữa Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại.

Phối hợp thu ngân sách giữa Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại.

Báo cáo quyết toán NSNN năm 2020 đã được Quốc hội biểu quyết thông qua với tỷ lệ tán thành cao, đạt tỉ lệ 90,96%

Công tác quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2020 có nhiều khó khăn, vướng mắc do có nhiều nội dung quyết toán phức tạp, phải báo cáo, giải trình với các cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, KBNN đã phối hợp chặt chẽ với các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ để tổng hợp, lập Báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2020 đúng thời hạn và được Quốc hội đồng ý phê chuẩn đúng thời hạn với tỷ lệ cao (90,96%).

Duy trì cung cấp 100% thủ tục qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, đạt tỷ lệ 100% thuộc đối tượng tham gia dịch vụ công trực tuyến

Số lượng giao dịch chi ngân sách Nhà nước qua dịch vụ công trực tuyến đạt tỷ lệ trên 99,6%, lượng giao dịch trung bình mỗi ngày từ 100.000 đến 150.000 giao dịch, ngày cao điểm đầu tháng và cuối tháng từ 150.000 đến 200.000 giao dịch, ngày cao điểm cuối năm từ 400.000 đến 500.000 giao dịch.

Triển khai thí điểm thanh toán tự động các khoản chi điện, nước, dịch vụ viễn thông

Năm 2022, KBNN đã xây dựng và triển khai thí điểm thành công thanh toán tự động các khoản chi điện, nước, dịch vụ viễn thông theo ủy quyền của các đơn vị sử dụng ngân sách.

Đối với đơn vị sử dụng ngân sách, hàng tháng các đơn vị sử dụng ngân sách không phải gửi yêu cầu thanh toán đối với các khoản chi điện và viễn thông, KBNN tự động thanh toán theo ủy quyền của đơn vị, do đó giảm thiểu chi phí và cải cách thủ tục hành chính.

Đối với KBNN, đã giảm thiểu thời gian xử lý, khối lượng công việc cho công chức kho bạc, qua đó, tập trung kiểm soát các khoản chi có độ rủi ro cao nâng cao hiệu quả quản lý của KBNN.

Đồng thời giảm được phí thanh toán mà ngân sách Nhà nước phải chi trả cho các ngân hàng. Đối với nhà cung cấp, quy trình này tiết kiệm chi phí và thời gian tổ chức thu tiền cho nhà cung cấp.

Quản lý ngân quỹ Nhà nước an toàn, hiệu quả

Thông qua hệ thống tài khoản thanh toán tập trung, số dư ngân quỹ Nhà nước từ địa phương được tập trung toàn bộ về trung ương và gửi tại Ngân hàng Nhà nước giúp Kho bạc Nhà nước chủ động trong công tác điều hành ngân quỹ Nhà nước, đảm bảo khả năng thanh khoản, đáp ứng đầy đủ, kịp thời các khoản thanh toán, chi trả của ngân sách Nhà nước và các đơn vị giao dịch.

Tính đến 12/2022, KBNN đã tiếp tục nộp vào ngân sách Trung ương 1.200 tỷ đồng từ thu hoạt động quản lý ngân quỹ Nhà nước.

Tiếp tục đứng ở vị trí thứ 2 trong số các đơn vị thuộc khối tổng cục thuộc Bộ Tài chính về việc thực hiện tốt công tác cải cách hành chính.

Thời gian qua, cùng với quá trình chuyển đổi số và sự triển khai quyết liệt công tác cải cách hành chính của Chính phủ, các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương, hệ thống KBNN luôn xác định công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, được thực hiện thường xuyên, liên tục, góp phần quan trọng vào hoạt động cải cách hành chính của ngành Tài chính.

Với những kết quả đạt được nêu trên, trong năm 2022 KBNN tiếp tục giữ vị trí thứ 2 trong số các đơn vị thuộc khối tổng cục thuộc Bộ Tài chính thực hiện tốt công tác cải cách hành chính; mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của hệ thống KBNN trong năm 2022 đạt tỷ lệ 94,5%.

Kho bạc Nhà nước đứng thứ 2 về cải cách hành chính.

Kho bạc Nhà nước đứng thứ 2 về cải cách hành chính.

Ban hành quyết định và triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống KBNN đến năm 2025.

Trong năm 2022, KBNN đã xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống KBNN đến năm 2025 theo Quyết định số 1953/QĐ-KBNN ngày 29/4/2022 của Tổng Giám đốc KBNN.

Việc triển khai Đề án thanh toán không dùng tiền mặt đã hình thành thói quen của các đơn vị sử dụng ngân sách, người nộp ngân sách Nhà nước, các tổ chức và cá nhân có giao dịch với KBNN trong hoạt động thu, chi ngân sách Nhà nước.

Phấn đấu đến cuối năm 2025, không còn giao dịch chi bằng tiền mặt tại KBNN và giảm tới mức tối thiểu các giao dịch thu bằng tiền mặt tại KBNN.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Vàng SJC chưa ‘nguội’

Vàng SJC chưa ‘nguội’

Giá vàng miếng đang niêm yết tại mốc 84 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn tròn trơn vẫn giữ ở mức cao gần 77 triệu đồng/lượng.
Vàng rời khỏi vùng giá kỷ lục

Vàng rời khỏi vùng giá kỷ lục

Giá vàng miếng SJC giảm nhanh hàng triệu đồng xuống dưới mốc 84 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng nhẫn hôm nay cũng quay đầu xuống dưới 77 triệu đồng/lượng.
Ảnh: Thảo Ngân - Mekong ASEAN

Vàng SJC, vàng nhẫn cao chót vót

Sáng 9/4, giá vàng tiếp tục tăng phi mã. Hiện các doanh nghiệp đang niêm yết vàng SJC ở mốc 82,42 triệu đồng/lượng, trong khi đó, vàng nhẫn cũng neo tại đỉnh lịch sử trên 75 triệu đồng/lượng.