Kho bạc Nhà nước mở rộng tài khoản thanh toán tại các ngân hàng

TÀI CHÍNH Việt nAM
06:57 - 21/07/2022
0:00 / 0:00
0:00
Theo Kho bạc Nhà nước, việc mở rộng này phù hợp với định hướng Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2030 và xử lý một số hạn chế trong công tác thanh toán của các ngân hàng thương mại hiện nay.

Kho bạc Nhà nước vừa trình Bộ Tài chính việc mở rộng tài khoản thanh toán, tài khoản thu, tài khoản chi ngân sách Nhà nước tại các ngân hàng thương mại cổ phần bao gồm BIDV, Vietinbank, Vietcombank và MBBank, với tổng số 714 tài khoản, bao gồm 5 tài khoản thanh toán tổng hợp của Kho bạc Nhà nước trung ương, 68 tài khoản thanh toán của văn phòng Kho bạc Nhà nước tỉnh, 641 tài khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước cấp huyện.

Theo đó, hiện BIDV, Vietinbank, Vietcombank và MB có các chi nhánh/phòng giao dịch tập trung chủ yếu tại các trung tâm tỉnh, thành phố, thị xã, nơi giao thông thuận tiện. Vì thế, số lượng tài khoản thanh toán của KBNN cấp huyện tại 4 hệ thống NHTM này chiếm tỷ trọng nhỏ.

Riêng đối với Agribank có mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp phạm vi cả nước. Vì thế, số lượng tài khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước mở tại hệ thống Agribank chiếm tỷ trọng lớn (66,5%), chủ yếu là tài khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước cấp huyện tại các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Hiện 203 địa bàn huyện chỉ có chi nhánh, phòng giao dịch của Agribank, không có chi nhánh, phòng giao dịch của 4 hệ thống ngân hàng thương mại còn lại. Đồng thời, do có số lượng tài khoản thanh toán lớn, nên số thu, chi ngân sách nhà nước qua các tài khoản thanh toán tại Agribank lớn, khoảng 23% và 55% tổng số tiền thu, tiền chi ngân sách nhà nước qua hệ thống ngân hàng thương mại.

Kho bạc Nhà nước cho biết, chính điều này đã gây ra sự thiếu cạnh tranh trong việc lựa chọn ngân hàng thương mại để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ thu, chi và thanh toán cho các đơn vị Kho bạc Nhà nước tại các địa bàn hiện chỉ có chi nhánh/phòng giao dịch của Agribank.

Theo Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2025, cơ bản toàn bộ các giao dịch thu, chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước được thực hiện theo phương thức điện tử, trừ các giao dịch thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

Kho bạc Nhà nước sẽ mở rộng sự tham gia của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và đa dạng hóa các phương thức thanh toán điện tử trong thu ngân sách Nhà nước; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng các phương thức thanh toán điện tử trong chi trả ngân sách Nhà nước cho các đối tượng thụ hưởng, đặc biệt là các phương thức áp dụng đối với các đối tượng thụ hưởng ở vùng sâu, vùng xa hoặc không có tài khoản ngân hàng.

Đồng thời, Kho bạc Nhà nước sẽ giảm dần thu, chi bằng tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước và tiến tới hình thành Kho bạc số không có tiền mặt trên cơ sở hiện đại hóa các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và đẩy mạnh công tác ủy nhiệm thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng thương mại.

Bên cạnh đó, KBNN trình Bộ Tài chính giao KBNN chủ động đánh giá, lựa chọn NHTM cổ phần để thí điểm mở tài khoản thanh toán theo nguyên tắc ưu tiên NHTM cổ phần có mạng lưới chi nhánh trải rộng trên phạm vi cả nước, đặc biệt là các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi hiện chỉ có hệ thống Agribank, không có các chi nhánh, phòng giao dịch của NHTM khác mà KBNN đang mở tài khoản.

Ngoài ra, tháng 5/2022, Kho bạc Nhà nước đã thực hiện ký kết phối hợp thêm với 4 ngân hàng thương mại cổ phần nữa là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam và Ngân hàng TMCP Đông Nam Á. Tại 4 hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần này, Kho bạc Nhà nước thực hiện mở tài khoản chuyên thu.

Điều kiện để các hệ thống Ngân hàng thương mại được lựa chọn để mở tài khoản thanh toán

- Có hệ thống Core Banking đặt tại Việt Nam.

- Hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng đáp ứng yêu cầu kết nối và trao đổi thông tin thanh toán song phương điện tử với Kho bạc Nhà nước, đảm bảo các tiêu chuẩn kết nối theo yêu cầu của Kho bạc Nhà nước.

- Đã kết nối với Cổng thông tin điện tử và thực hiện phối hợp thu ngân sách nhà nước với cơ quan Thuế, Hải quan.

- Có đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật, nguồn nhân lực; đáp ứng yêu cầu về thực hiện ủy nhiệm thu, chi ngân quỹ nhà nước bằng tiền mặt…

Tin liên quan

Đọc tiếp

Vàng SJC chưa ‘nguội’

Vàng SJC chưa ‘nguội’

Giá vàng miếng đang niêm yết tại mốc 84 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn tròn trơn vẫn giữ ở mức cao gần 77 triệu đồng/lượng.
Vàng rời khỏi vùng giá kỷ lục

Vàng rời khỏi vùng giá kỷ lục

Giá vàng miếng SJC giảm nhanh hàng triệu đồng xuống dưới mốc 84 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng nhẫn hôm nay cũng quay đầu xuống dưới 77 triệu đồng/lượng.
Ảnh: Thảo Ngân - Mekong ASEAN

Vàng SJC, vàng nhẫn cao chót vót

Sáng 9/4, giá vàng tiếp tục tăng phi mã. Hiện các doanh nghiệp đang niêm yết vàng SJC ở mốc 82,42 triệu đồng/lượng, trong khi đó, vàng nhẫn cũng neo tại đỉnh lịch sử trên 75 triệu đồng/lượng.