Lãi quý III tăng mạnh, Vinaconex đạt 69% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng

VCG VINACONEX
17:49 - 31/10/2022
Lợi nhuận sau thuế quý III của Vinaconex là 249,4 tỷ đồng, tăng 129% so với cùng kỳ năm 2021
Lợi nhuận sau thuế quý III của Vinaconex là 249,4 tỷ đồng, tăng 129% so với cùng kỳ năm 2021
0:00 / 0:00
0:00
CTCP Xuất nhập nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex - HoSE: VCG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2022, ghi nhận kết quả kinh doanh nhiều điểm sáng.

Cụ thể, trong quý III/2022, doanh thu thuần của Vinaconex đạt 3.174,4 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 285,4 tỷ đồng, lần lượt tăng 150,1% và 15,35% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu tài chính giảm nhẹ về còn 105,5 tỷ đồng, tuy nhiên lợi nhuận khác lại tăng mạnh lên 49,66 tỷ đồng, cao hơn nhiều con số 1,5 tỷ đồng của quý 3/2021. Bên cạnh đó, chi phí tài chính giảm 8,44% về còn 177.8 tỷ đồng, phần lỗ trong công ty liên doanh liên kết giảm từ 36,1 tỷ đồng về còn 7,1 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gấp 14 lần lên 34 tỷ đồng…

Khấu trừ các loại chi phí, lợi nhuận sau thuế quý III của Vinaconex là 249,4 tỷ đồng, tăng 129% so với cùng kỳ năm 2021. Lãi cơ bản trên cổ phiếu cũng từ 349 đồng/CP lên 1.193 đồng/CP.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của công ty là 6.699,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 969 tỷ đồng, lần lượt tăng 85,6% và 170,9% so với cùng kỳ năm trước, qua đó hoàn thành 43,8% kế hoạch doanh thu và 69,21% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra tại ĐHĐCĐ thường niên hồi tháng tư vừa qua.

Trên bảng cân đối kế toán, tại ngày 30/9/2022, tổng tài sản của VGC là 30.966 tỷ đồng, hầu như không đổi so với thời điểm đầu năm. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn là 10.281,5 tỷ đồng, hàng tồn kho 5.882 tỷ đồng, tài sản dở dang dài hạn 6.981,3 tỷ đồng, tài sản cố định 2.665 tỷ đồng, tiền và các khoản tương đương tiền là 911,4 tỷ đồng.

Tổng nợ của VCG ở mức 20.996 tỷ đồng, giảm 10% so với thời điểm đầu năm, bao gồm 4.916 tỷ đồng vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn và 7.904,7 tỷ đồng vay và nợ thuê tài chính dài hạn.

Vinaconex có tiền thân là Công ty Dịch vụ và Xây dựng nước ngoài, được thành lập năm 1988, cổ phần hóa năm 2006 và lên sàn HoSE vào năm 2020. Doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, các công trình thuỷ điện; sản xuất vật liệu xây dựng; đầu tư và kinh doanh bất động sản.

VCG hiện là một trong những doanh nghiệp lớn nhất cả nước khi có lợi thế vừa là nhà thầu vừa là đơn vị trực tiếp thi công. Các công trình trọng điểm quốc gia mà công ty đã tham gia như công trình thủy điện Buôn Tur Srah, thủy điện Buôn Kuốp, thủy điện Cửa Đạt, dự án nhà ga T2 – Cảng Hàng không Nội Bài, Cầu Nhật Tân, Trung tâm Hội nghị Quốc Gia, Bảo tàng Hà Nội, đường cao tốc Láng Hòa Lạc...

Hiện tại, Vinaconex có một cổ đông lớn duy nhất là CTCP Đầu tư Pacific Holdings với hơn 305,6 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ sở hữu 62,9%.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VCG từ có đợt tăng mạnh cuối năm ngoái lên đỉnh lịch sử 48.690 đồng/CP vào phiên 5/1/2022 (giá cổ phiếu đã được điều chỉnh), sau đấy giảm mạnh. Chốt phiên 31/10, thị giá VCG tăng 6% lên 15.950 đồng/CP, giảm 67% so với đỉnh, tương đương vốn hóa 7.750 tỷ đồng.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Doanh nhân Đào Hữu Huyền - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hóa chất Đức Giang phát biểu tại đại hội. Ảnh: Minh Phong

ĐHĐCĐ Đức Giang: Sáp nhập PAT

Nghiên cứu sáp nhập PAT là một trong các định hướng đầu tư quan trọng của Hóa chất Đức Giang trong năm 2024, bên cạnh xúc tiến xin giấy phép dự án Alumin hay khởi công tổ hợp xút Nghi Sơn giai đoạn 1.
ĐCĐCĐ Gelex. Ảnh: Minh Phong - MekongASEAN

ĐHĐCĐ Gelex: Mục tiêu doanh thu 1,3 tỷ USD

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của CTCP Tập đoàn Gelex (HoSE: GEX) được tổ chức ngày 28/3 tại Khách sạn Melia Hanoi, Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo. Đại hội có sự tham dự của 54,05% vốn điều lệ công ty.