Lạm phát tại châu Âu có thể dai dẳng trong nhiều năm

LẠM PHÁT CHÂU ÂU
11:36 - 07/12/2022
Lạm phát tại châu Âu được dự đoán sẽ dai dẳng trong nhiều năm ở ngưỡng cao trước khi có thể hạ xuống mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu. Ảnh: Reuters
Lạm phát tại châu Âu được dự đoán sẽ dai dẳng trong nhiều năm ở ngưỡng cao trước khi có thể hạ xuống mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, tình hình lạm phát tại khu vực đồng Euro có thể đã đạt đỉnh, tuy nhiên nó sẽ giảm rất chậm và có thể dai dẳng trong nhiều năm trước khi quay trở lại mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB).

Sau khi nâng lãi suất thêm mức kỷ lục 200 điểm cơ bản kể từ tháng 7/2022, ECB đã đạt được những thành công nhất định khi hạ được tỷ lệ lạm phát từ ngưỡng 10,6% vào đầu năm xuống 10% vào tháng 11. Tuy nhiên, con số này vẫn gấp 5 lần mục tiêu đề ra của chính phủ.

Thêm vào đó, các áp lực vẫn còn rất lớn khi tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục và tăng trưởng tiền lương càng ngày càng nhanh. Giá năng lượng tăng quá mạnh tiếp tục ảnh hưởng tới nền kinh tế dưới hình thức tác động tầng 2, từ đó thúc đẩy tăng giá cơ bản.

Mặt khác, một cuộc suy thoái giúp giảm bớt áp lực lạm phát hiện lại được dự đoán sẽ diễn ra nhẹ nhàng hơn nhiều so với kỳ vọng. Nguyên nhân là do các cơ sở lưu trữ khí đốt đã đầy, đồng nghĩa với viễn cảnh phân bổ năng lượng khẩn cấp trong trường hợp thiếu khí đốt là khó có thể xảy ra. Các nút thắt về nguồn cung - nguyên nhân thúc đẩy lạm phát khi các nền kinh tế thoát khỏi đại dịch – cũng đang có dấu hiệu giảm bớt.

Tất cả các yếu tố này đều dẫn tới một kết luận rằng lạm phát sẽ chỉ chậm lại trong những tháng đầu năm 2023, với lạm phát cơ bản vẫn ở mức cao. Theo Reuters trích dẫn nhà kinh tế Christoph Weil của Commerzbank, “tỷ lệ lạm phát cơ bản khó có thể đạt đỉnh cho đến giữa năm 2023 và sẽ chỉ giảm dần sau đó”. Vì vậy, mục tiêu của ECB nhằm kéo tỷ lệ lạm phát trở lại ngưỡng dưới 2% trên cơ sở bền vững dường như còn cách rất xa.

Nếu quá trình cắt giảm lạm phát diễn ra quá chậm, doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể mất niềm tin vào cam kết của ECB và tự thực hiện các biện pháp đối phó của mình như điều chỉnh giá và tiền lương cho phù hợp với mức lạm phát cao. Tuy nhiên chính các điều này lại kéo dài lạm phát.

Dù điều này vẫn chưa xảy ra, khả năng nó trở thành hiện thực không phải là không có, đặc biệt là khi kỳ vọng lạm phát đang cao và có xu hướng tiếp tục gia tăng. Thậm chí các dự báo của ECB cũng cho thấy lạm phát duy trì trên mục tiêu cho đến năm 2024 và chỉ giảm xuống 2% vào năm 2025.

Tăng trưởng tiền lương - một điều kiện tiên quyết của lạm phát bền vững – trên thực tế đang tăng nhanh, khiến các nhà hoạch định chính sách rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Việc tăng lương là cần thiết do giá tiêu dùng tăng nhanh làm giảm thu nhập thực tế nhưng không có gì chắc chắn sau một vài năm tăng trưởng, mức thiết lập tiền lương sẽ quay trở lại ngưỡng đề ra của ECB.

Thêm vào đó, áp lực lạm phát cho thấy việc ECB hoàn thành việc tăng lãi suất vẫn còn rất xa. Ở tình hình hiện tại, nhiều chuyên gia nhận định cơ quan này có khả năng sẽ tăng lãi suất tiền gửi ở mức 1,5% lên gấp đôi. Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, giám đốc Ngân hàng Trung ương Ireland Gabriel Makhlouf cho biết ông vẫn chưa thể chắc chắn mục tiêu cuối cùng là bao nhiêu. Tuy nhiên, ông có thể “thấy trước các kịch bản khi lãi suất vượt quá 3%.

Đọc tiếp

Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. Ảnh: AP

Venezuela đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador

Ngày 16/4, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean (CELAC) đã ra lệnh đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador nhằm thể hiện sự đoàn kết với Mexico trong cuộc đối đầu ngoại giao với Ecuador.