Lạm phát trước tháng Ramadan của Indonesia cao nhất trong 2 năm qua

LẠM PHÁT Indonesia
14:59 - 01/04/2022
Người dân mua thực phẩm tại chợ ở Jakarta, Indonesia. Ảnh: AFP
Người dân mua thực phẩm tại chợ ở Jakarta, Indonesia. Ảnh: AFP
0:00 / 0:00
0:00
Indonesia công bố lạm phát tháng 3 đạt mốc cao nhất trong gần hai năm qua. Dự báo con số lạm phát sẽ cao hơn nữa với khi tháng ăn chay Hồi giáo Ramadan đang đến gần và quyết định tiếp tục tăng giá xăng của chính phủ.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 của Indonesia đã tăng 2,64% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức tăng cao nhất kể từ tháng 4/2020. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát vẫn nằm trong phạm vi mục tiêu 2-4% của Ngân hàng Indonesia trong năm nay, theo Nikkei Asia.

Người tiêu dùng ở nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này cũng đang chuẩn bị cho việc tăng giá nhiều hơn, từ việc tăng thuế giá trị gia tăng từ mức 10% lên 11%, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/4.

Ông Margo Yuwono, người đứng đầu Cơ quan Thống kê Indonesia, chỉ ra rằng giá ớt đỏ, nhiên liệu gia dụng, vàng, đồ trang sức và dầu ăn là những nguyên nhân chính khiến tỷ lệ lạm phát tăng trong tháng 3.

Lạm phát tháng 4 của Indonesia dự báo sẽ tiếp tục tăng khi nước này bước vào tháng ăn chay Ramadan. Ảnh: Reuters

Lạm phát tháng 4 của Indonesia dự báo sẽ tiếp tục tăng khi nước này bước vào tháng ăn chay Ramadan. Ảnh: Reuters

Trong đó, giá ớt đỏ tăng là do thời tiết ẩm ướt kéo dài cản trở thu hoạch của địa phương, còn giá dầu ăn nội địa tăng cao là do chính phủ ra quyết định dỡ bỏ giới hạn giá tháng 2 đối với dầu ăn bán trên thị trường. Dầu ăn được bán ở Indonesia chủ yếu có nguồn gốc từ dầu cọ, một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của nước này, đã có mức giá kỷ lục mới vào tháng trước, trong bối cảnh nguồn cung dầu hướng dương bị tắc nghẽn do chiến sự giữa Nga và Ukraine.

Ngoài ra, lạm phát toàn phần ở Indonesia dự kiến ​​sẽ tăng thêm vào tháng 4 với sự xuất hiện của tháng ăn chay Hồi giáo bắt đầu từ ngày 2/4.

Tháng Ramadan ở Indonesia thường được đánh dấu bằng mức chi tiêu hàng tháng lớn nhất trong năm của người tiêu dùng, nhờ các khoản thưởng ngày lễ mà các công ty trả cho nhân viên. Tuy nhiên, thuế VAT tại nước này tiếp tục tăng, mặc dù một loạt mặt hàng bao gồm lương thực thực phẩm và các dịch vụ y tế và giáo dục sẽ được miễn thuế.

Hơn nữa, giá dầu tăng cao trong bối cảnh chiến sự tại Ukraine đã buộc Indonesia, một nhà nhập khẩu dầu ròng, phải tăng giá cho thị trường nội địa. Hôm 31/3, công ty dầu khí nhà nước Pertamina, đã thông báo rằng giá sản phẩm xăng Pertamax (có chỉ số octan cao) sẽ tăng gần 40% lên ít nhất 12.500 Rupiah (0,87 USD) / lít bắt đầu từ hôm nay.

Tuy nhiên, mức giá mới vẫn thấp hơn dự báo của Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia về giá thực tế của Pertamax là 16.000 rupiah (1,11 USD) / lít vào tháng 4. Ngoài ra, Pertamax chỉ chiếm 14% lượng nhiên liệu xe cộ mà công ty dầu khí bán trong nước. Trong khi đó, giá xăng Pertalite được trợ giá, chiếm phần lớn lượng xăng bán ra trên toàn quốc, vẫn cố định ở mức 7.650 Rupiah (0,53 USD) / lít.

Ông Yon Arsal, chuyên gia về Tuân thủ thuế của Bộ Tài chính Indonesia, lạc quan cho biết tác động của việc tăng thuế VAT và một số đợt tăng giá hàng hóa sẽ không làm tăng đáng kể tỷ lệ lạm phát của Indonesia trong năm nay. Các chỉ số này vẫn nằm trong mục tiêu mà ngân hàng trung ương đặt ra.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Ông Trump thoát nguy cơ bị tịch thu tài sản

Ngày 25/3, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đạt được một chiến thắng trong việc tạm dừng phán quyết gian lận dân sự trị giá 454 triệu USD, từ đó tránh được việc bị chính quyền bang New York thực hiện các bước để tịch thu tài sản.