Lộ diện Top 10 nhà băng đạt lợi nhuận cao nhất quý I/2022

NGÂN HÀNG Việt nAM
07:55 - 01/05/2022
0:00 / 0:00
0:00
Theo báo cáo tài chính được các ngân hàng công bố, trong quý I năm nay hầu hết các nhà băng đều cho thấy sự tăng trưởng về lợi nhuận trước thuế, duy chỉ có 5 ngân hàng có lợi nhuận sụt giảm trong đó có ông lớn Vietinbank.

Hiện nay đa phần các ngân hàng đã công bố kết quả tình hình kinh doanh quý I/2022, trong đó đa số lợi nhuận trước thuế tại các ngân hàng đều có sự tăng trưởng ổn định hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, một số ngân hàng bao gồm Vietinbank, OCB, NCB, Kienlongbank và VietBank lại ghi nhận lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ.

Vietinbank cho biết, sau khi trừ chi phí hoạt động, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tại ngân hàng đạt 10.249 tỷ đồng, tăng gần 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng do trong kỳ ngân hàng tăng gấp 3 lần chi phí dự phòng rủi ro lên 4.426 tỷ đồng, khiến lợi nhuận trước thuế còn 5.822 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ năm trước, xếp thứ 5 trong bảng lợi nhuận quý I.

Tương tự với OCB, chi phí trích lập dự phòng rủi ro tại nhà băng này tăng 2,2 lần lên 434 tỷ đồng, kéo lợi nhuận trước thuế tại nhà băng này xuống còn 835 tỷ đồng. Trong quý I này, lợi nhuận tại Kienlongbank cũng bị sụt giảm hơn 82% so với năm ngoái.

Ngoại trừ các ngân hàng trên, tính đến hết tháng 3/2022, các ngân hàng đã ghi nhận mức tăng trưởng ổn định, một số bank còn cho thấy tăng trưởng rất cao trong 3 tháng đầu năm nay.

Xếp thứ nhất là tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong quý I/2022 gọi tên Eximbank, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận đạt 809 tỷ đồng, tăng gấp 3,8 lần so với cùng kỳ. Tại đại hội thường niên 2022, ngân hàng dự kiến trình kế hoạch kinh doanh năm nay với mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận gấp đôi năm ngoái lên 2.500 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu nội bảng không quá 1,7%. Tuy nhiên nội dung này chưa được thông qua do cuộc họp bất thành.

Tăng trưởng đột biến trong quý I này còn phải kể đến ngân hàng VPBank khi đã "soán ngôi" Vietcombank - ông vua lợi nhuận để dẫn đầu bảng lợi nhuận quý với 11.146 tỷ đồng, tăng trưởng 178% so với cùng kỳ.

Theo báo cáo tại VPBank, lợi nhuận tăng cao đến từ việc ngân hàng ghi nhận phí trả trước từ thoả thuận độc quyền với Công ty Bảo hiểm nhân thọ AIA. Tại cuộc họp trực tuyến với các nhà đầu tư về kết quả kinh doanh quý I, Phó Tổng Giám đốc thường trực kiêm Giám đốc Khối Khách hàng cá nhân VPBank - ông Phùng Duy Khương đã đặt tham vọng đưa mảng kinh doanh bảo hiểm lọt vào Top 3 tăng trưởng bền vững, thậm chí chiếm vị trí Top 1 về doanh thu toàn ngành trong năm 2022 và 2023.

Sau khi nhường ngôi vị quán quân về lợi nhuận cho VPBank, Vietcombank lùi xuống vị trí thứ 2 với lợi nhuận đạt 9.950 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Kế hoạch kinh doanh năm nay, VPBank và Vietcombank đều đặt mục tiêu lợi nhuận trên dưới mốc 30.000 tỷ đồng.

Xếp thứ 3 về lợi nhuận là Techcombank với lãi trước thuế đạt 6.785 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ. Theo sau là MB với lợi nhuận đạt 5.909 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ.

Những cái tên khác trong top 10 lợi nhuận gọi tên BIDV, ACB, SHB, HDBank và Sacombank với lãi trước thuế trên 2.000 tỷ trở lên. Trong đó, SHB bứt phá từ Top 10 nhảy lên Top 8, khi ghi nhận lợi nhuận tăng gần gấp đôi, đạt 3.226 tỷ đồng. Vị trí thứ 9 thuộc về HDBank với 2.527 tỷ. Sacombank đạt 2.424 tỷ đứng thứ 10.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.