Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Vingroup chuyển từ lỗ thành lãi

DOANH NGHIỆP Việt nAM
12:56 - 08/04/2022
Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng. Ảnh: VIN
Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng. Ảnh: VIN
0:00 / 0:00
0:00
Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán của Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán VIC), một số chỉ số có sự thay đổi so với báo cáo tự lập, đáng chú ý là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối chuyển từ lỗ thành lãi.

Theo báo cáo tài chính tự lập trước đó, năm 2021 Vingroup đạt tổng doanh thu 125.306 tỷ đồng, tăng gần 15.000 tỷ đồng so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế âm 7.522 tỷ đồng, trong khi năm trước lãi 4.545 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm 453,7 tỷ đồng.

Còn theo báo cáo tài chính sau kiểm toán, doanh thu hợp nhất của Vingroup đạt 125.687 tỷ đồng, tăng thêm 382 tỷ đồng so với báo cáo tự lập. Doanh thu tài chính cũng tăng thêm 252 tỷ đồng; chi phí bán hàng và chi phí quản lý giảm lần lượt 142 tỷ đồng và 143 tỷ đồng. Ngược lại, hoạt động khác tăng lỗ thêm 1.055 tỷ đồng.

Với một số thay đổi như trên, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ sau kiểm toán tăng thêm 258 tỷ đồng so với báo cáo tự lập, nhưng vẫn lỗ 2.513 tỷ đồng. Còn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối chuyển từ mức lỗ 453 tỷ đồng sang dương 367 tỷ đồng. Nguyên nhân là do cuối năm trước, tập đoàn chuyển nhượng 100% vốn tại công ty con - Công ty cổ phần du lịch Hòn Một với giá 3.700 tỷ đồng, mang về khoản lãi 2.728 tỷ đồng.

Đối với việc chuyển nhượng công ty con, theo chuẩn mực kế toán sẽ được hạch toán trực tiếp vào lợi nhuận chưa phân phối trong bảng cân đối kế toán mà không ghi nhận vào kết quả hoạt động kinh doanh. Vì vậy, dù lợi nhuận sau thuế công ty mẹ lỗ 2.513 tỷ đồng nhưng lợi nhuận chưa phân phối của VIC năm nay vẫn dương 367 tỷ đồng.

Vingroup đang đầu tư mạnh vào mảng xe điện. Ảnh: VinFast

Vingroup đang đầu tư mạnh vào mảng xe điện. Ảnh: VinFast

Lý giải về con số lỗ nặng năm 2021, Vingroup cho biết là do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 10.631 tỷ đồng (tương đương tăng 79%) so với năm trước; chủ yếu do tăng chi phí hỗ trợ, từ thiện 4.392 tỷ đồng và chi phí nghiên cứu, phát triển 3.862 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn ghi nhận khoản lỗ khác tăng 3.902 tỷ đồng, tương ứng tăng 548% so với năm trước, chủ yếu do tăng chi phí cho các khoản bồi thường hợp đồng thương mại 3.429 tỷ đồng.

Sau khi báo lỗ, cổ phiếu VIC đã giảm giá mạnh, từ vùng 104.000 đồng/cp hồi đầu tháng 1/2022 về mức đáy 77.000 đồng. Phiên hôm nay (8/4), VIC đang cho dấu hiệu khả quan khi là mã hiếm hoi ở chiều tăng giá giữa chảo lửa thị trường. Thông tin hỗ trợ là công ty VinFast Trading & Investment Pte. Ltd., một công ty con được thành lập tại Singapore của Vingroup vừa công bố đã nộp dự thảo hồ sơ niêm yết sơ bộ theo mẫu F-1 lên UBCK Mỹ (SEC) liên quan đến việc đề xuất chào bán cổ phiếu phổ thông ra công chúng.

Quy mô đợt phát hành và giá chào bán cổ phiếu vẫn chưa được xác định, nhưng theo Reuters, số tiền huy động được phục vụ cho kế hoạch đầu tư 4 tỷ USD xây dựng nhà máy đầu tiên tại Mỹ. VinFast đang đặt cược lớn vào thị trường này, nơi họ hy vọng sẽ cạnh tranh với các nhà sản xuất ô tô truyền thống cũng như các hãng xe điện.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Trong trường hợp lý tưởng nhất, PTI sẽ tăng vốn điều lệ gấp 3 lần lên 3.216 tỷ đồng. Ảnh: Minh Phong - Mekong ASEAN

ĐHĐCĐ PTI: Tăng vốn lên gấp 3 lần

ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của CTCP Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI) được tổ chức ngày 24/4. Tại đây, cổ đông công ty sẽ thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có 2 tờ trình tăng vốn điều lệ lên gấp 3 lần.