'Một quốc gia cường thịnh phải có đội ngũ doanh nhân và hệ thống doanh nghiệp vững mạnh'

KHỞI NGHIỆP Việt nAM
07:00 - 20/01/2022
'Một quốc gia cường thịnh phải có đội ngũ doanh nhân và hệ thống doanh nghiệp vững mạnh'
0:00 / 0:00
0:00
Theo Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Phạm Tấn Công, sức sống mãnh liệt của doanh nghiệp Việt Nam và tinh thần khởi nghiệp kinh doanh của người dân chính là điểm sáng trước những khó khăn, thách thức thời gian qua. 

Chiều 19/1, Chương trình Festival khởi nghiệp 2022 được tổ chức với sự tham gia của lãnh đạo nhiều bộ, ngành, địa phương, đại diện một số tổ chức quốc tế, các tổ chức thúc đẩy khởi nghiệp, các cố vấn, huấn luyện viên khởi nghiệp, các nhà đầu tư, nhà tài trợ và cộng đồng doanh nghiệp.

Phát biểu khai mạc tại sự kiện, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh, Festival Khởi nghiệp là ngày hội truyền thống đã được VCCI duy trì suốt 19 năm qua.

Tinh thần khởi nghiệp là "điểm sáng" giữa đại dịch

Nhìn lại năm 2021, Chủ tịch VCCI cho biết, đó là một năm mà đất nước ta lần đầu tiên phải đối mặt với một nền kinh tế tăng trưởng ở mức âm 6%. Nhiều tỉnh thành trên cả nước đã phải vừa gồng mình để chống lại đại dịch COVID-19 vừa nổ lực để duy trì phát triển kinh tế, đặc biệt là trong quý III/2021.

Mặc dù trong bối cảnh khó khăn như vậy, ông Phạm Tấn Công vẫn nhận định, vẫn có những điểm sáng mà trong đó nổi lên là sức sống của doanh nghiệp Việt Nam, cũng như tinh thần khởi nghiệp, kinh doanh của nhân dân.

Trong năm 2021, nền kinh tế Việt Nam đã đón nhận 116.800 doanh nghiệp đăng ký thành lập, cùng 43.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại lên gần 160.000 doanh nghiệp.

Chủ tịch VCCI khẳng định sẽ sát cánh cùng tất cả các doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam

Chủ tịch VCCI khẳng định sẽ sát cánh cùng tất cả các doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam

Trước những khó khăn, thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong suốt năm qua, Chủ tịch VCCI vẫn đánh giá cao tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ của người dân và các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó, bình quân mỗi tháng trong năm 2021 đã có 13.300 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, trong đó khoảng 10.000 doanh nghiệp thành lập mới mỗi tháng.

"Đây là mục tiêu, cũng là khát vọng của người dân Việt Nam và để đạt được điều này, chúng ta cần phải có một tinh thần khởi nghiệp, tinh thần kinh doanh, đổi mới, sáng tạo nhằm đưa đất nước ta sau 25 năm nữa sẽ gia nhập nhóm quốc gia phát triển. Đây là mục tiêu và cũng là thách thức mà VCCI cam kết sẽ cùng tất cả cơ quan tổ chức, các Bộ, ban ngành trên cả nước thực hiện bằng được", Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Việt Nam duy trì thứ hạng cao về đổi mới, sáng tạo trong khởi nghiệp

Năm 2021, Việt Nam xếp thứ 44 về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu. Hệ sinh thái khởi nghiệp, Việt Nam xếp hạng 59/100 quốc gia. Hệ sinh thái TP.HCM tăng 46 bậc, xếp vị trí 179 và Hà Nội tăng 5 bậc lên vị trí 191.

Ngoài ra, Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá xếp thứ 3 trong nhóm 3 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo năng động nhất khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia và Singapore.

“Điều này thêm một lần nữa khẳng định, Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo", ông Võ Tấn Công nói.

Đồng tình với nhận định của Chủ tịch VCCI, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương đánh giá, những kết quả năm của 2021 cho thấy, Việt Nam tiếp tục duy trì thứ hạng khá về chỉ số đổi mới sáng tạo quốc gia.

"Điều này đã góp phần khẳng định chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng, sự triển khai quyết liệt của Chính phủ và các cơ quan liên quan cũng như sự tham gia tích cực của các tổ chức, trong đó có Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam", ông Hiển nói.

Chương trình phát triển dự án khởi nghiệp quốc gia đã góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp, thiết lập mối quan hệ hợp tác với hơn 35 tỉnh thành phố, hơn 150 trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc; đóng góp nhiều ý kiến trong việc xây dựng, hỗ trợ chính sách khởi nghiệp sáng tạo, kết nối với các tập đoàn, doanh nghiệp trong nước và quốc tế trong thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp, nhất là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương đề nghị gắn chiến lược phòng chống dịch COVID-19 và chương trình phục hồi phát triển kinh tế trong thời gian tới

Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương đề nghị gắn chiến lược phòng chống dịch COVID-19 và chương trình phục hồi phát triển kinh tế trong thời gian tới

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, phấn đấu là nước đang phát triển có mức thu nhập cao và năm 2045 trở thành nước phát triển với mức thu nhập cao.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và đã có nhiều chủ trương, chính sách về phát triển doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân và thúc đẩy khởi nghiệp quốc gia. Và thời gian tới, Ban Kinh tế Trung ương đề nghị chương trình tiếp tục đổi mới, cải thiện nội dung và hình thức, tạo ra những điểm khác biệt, bản sắc riêng, đồng thời gắn với thực tiễn góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, trước hết gắn với chiến lược phục hồi kinh tế trong thời gian tới.

Đồng thời, Ban Kinh tế Trung ương cam kết đồng hành hỗ trợ chương trình, kịp thời phối hợp với Ban, Bộ ngành Trung ương kịp thời có những kiến nghị tham mưu với Bộ Chính trị, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ… về các chủ trương, chính sách để thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, trong đó có phát triển Chương trình do VCCI chủ trì thực hiện. Ông Hiển nhấn mạnh, "Một quốc gia cường thịnh cần phải có đội ngũ doanh nhân và hệ thống doanh nghiệp vững mạnh, từ đó đặt ra yêu cầu phải đẩy mạnh tinh thần khởi nghiệp quốc gia phát triển thêm một tầm cao mới."

Phát biểu tại buổi lễ, bà Caitlin Wiesen, Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cũng bày tỏ sự vui mừng về những kết quả đạt được và thành công trong hợp tác giữa Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia và Chương trình Youth Co: Lab 2021.

Qua đó, năm 2022, UNDP cùng với Bộ Các vấn đề toàn cầu của Canada và Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam sẽ khởi động dự án ISEE-COVID trị giá 3 triệu đôla Canada (CAD) nhằm thúc đẩy hệ sinh thái doanh nghiệp tạo tác động xã hội, bao gồm cả các công ty khởi nghiệp có tác động để ứng phó với COVID-19.

Ảnh tác giả

Trước những cam kết cụ thể này, UNDP và các đối tác mong muốn xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp tạo tác động và động lực cho các doanh nhân trẻ với mục tiêu cốt lõi đơn giản là khai thông tiềm năng của các doanh nhân trẻ trong việc áp dụng và điều chỉnh các giải pháp mới, nhằm thúc đẩy quá trình đạt được các mục tiêu phát triển bền vững

Bà Caitlin Wiesen, Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam

Tin liên quan

Đọc tiếp