Một quốc gia EU kiên quyết bảo vệ hợp tác hạt nhân với Nga

NĂNG LƯỢNG NGA
13:58 - 22/11/2022
Diễn đàn Năng lượng hạt nhân Quốc tế Atomexpo - 2022 tại thành phố Sochi, miền nam nước Nga. Ảnh: Sputnik
Diễn đàn Năng lượng hạt nhân Quốc tế Atomexpo - 2022 tại thành phố Sochi, miền nam nước Nga. Ảnh: Sputnik
0:00 / 0:00
0:00
N­­goại trưởng Hungary Peter Szijjarto tuyên bố nước sẽ tiếp tục hợp tác năng lượng hạt nhân với Nga và phản đối bất kỳ nỗ lực trừng phạt nào từ khối EU trong lĩnh vực này.

Theo RT, tuyên bố trên được nhà ngoại giao Hungary đưa ra bên lề Diễn đàn Năng lượng hạt nhân Quốc tế Atomexpo - 2022 đang diễn ra tại thành phố Sochi, miền nam nước Nga.

Đề cập đến các kế hoạch mở rộng nhà máy điện hạt nhân Paks với sự hợp tác của Tập đoàn năng lượng hạt nhân khổng lồ Rosatom (Nga), ông Szijjarto cho biết: “Rõ ràng năng lượng hạt nhân là cách tạo năng lượng rẻ nhất, an toàn nhất và thân thiện với môi trường nhất. Đó là lý do tại sao Hungary có lợi khi tiếp tục hợp tác hạt nhân với Tập đoàn Rosatom của Nga và đưa hai lò phản ứng mới vào đi vào hoạt động từ năm 2030”.

Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto. Ảnh: Anews

N­­goại trưởng Hungary Peter Szijjarto. Ảnh: Anews

Hồi tháng 8, Budapest đã cấp phép cho Tập đoàn Rosatom xây dựng hai lò phản ứng mới và dự án sẽ được khởi động vào năm 2023. Tuy nhiên, kế hoạch này đã vấp phải sự phản đối từ một số quốc gia EU.

Bất chấp các phản ứng, cho đến nay, Hungary đã thành công trong việc đạt thỏa thuận miễn trừng phạt ở lĩnh vực năng lượng hạt nhân, ngay cả khi EU nỗ lực mở rộng các biện pháp trừng phạt nhằm vào lĩnh vực năng lượng hạt nhân của Nga, để đáp trả chiến dịch quân sự tại Ukraine.

“Hungary luôn đấu tranh để được miễn trừ các biện pháp trừng phạt đối với lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Cho đến nay, chúng tôi đã thành công trong việc hạn chế trừng phạt. Vì vậy tôi hy vọng Hungary cũng sẽ thành công ở lĩnh vực năng lượng hạt nhân trong tương lai, cũng như hy vọng rằng không quốc gia châu Âu nào ngăn cản khoản đầu tư này”, ông Szijjarto nói.

Trước đó, quan chức này từng khẳng định rằng năng lượng “là vấn đề an ninh quốc gia, thậm chí là chủ quyền”.

Nền kinh tế Hungary chủ yếu phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Ngoài hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân, quốc gia này còn nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch, như dầu và khí đốt, từ Nga. Budapest từng nhiều lần lên tiếng chỉ trích cách tiếp cận của EU đối với cuộc xung đột ở Ukraine, cho rằng các biện pháp trừng phạt của khối đang gây tổn hại cho chính khối này nhiều hơn là Moscow.

Sau các cuộc đàm phán đầy căng thẳng với EU, cho đến nay, Budapest đã nhận được một số miễn trừ khỏi các hạn chế trên toàn khối đối với việc mua nhiên liệu hóa thạch của Nga.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Giá dầu và giá vàng thế giới tăng sau khi Israel được nghi đã tấn công Iran ngày 19/4/2024. Ảnh: The Star

Giá dầu tăng 3% sau tin Israel tấn công Iran

Tin tức về các cuộc tấn công được nghi là do Israel tiến hành gần căn cứ không quân ở thành phố Isafahan, miền trung Iran ngày 19/4 nổ ra, làm dấy lên lo ngại về xung đột mở rộng tại Trung Đông, đẩy giá dầu và giá vàng thế giới ngay lập tức gia tăng.
Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. Ảnh: AP

Venezuela đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador

Ngày 16/4, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean (CELAC) đã ra lệnh đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador nhằm thể hiện sự đoàn kết với Mexico trong cuộc đối đầu ngoại giao với Ecuador.