Nam Long: Giá trị hàng tồn kho lớn gây áp lực lên dòng vốn

bđs Nam Long
06:32 - 14/04/2022
Dự án Waterpoint Long An. Ảnh: Nam Long group.
Dự án Waterpoint Long An. Ảnh: Nam Long group.
0:00 / 0:00
0:00
Giá trị hàng tồn kho của công ty cổ phần đầu tư Nam Long đang ở mức 15.561 tỷ đồng, tập trung nhiều ở hai dự án Izumi Đồng Nai và dự án Waterpoint Long An Giai đoạn 1.

Theo báo cáo thường niên năm 2021 của Tập đoàn Nam Long (HoSe: NLG), tổng tài sản của công ty tăng từ 13.642 tỷ đồng lên 23.717 tỷ đồng, tăng thêm hơn 10.000 tỷ đồng. Hàng tồn kho tăng từ 6.069 tỷ đồng lên 15.489 tỷ đồng, chủ yếu tăng phần bất động sản dở dang.

Trong đó, dự án Izumi, Đồng Nai chiếm 7.170 tỷ đồng, dự án Waterpoint, Long An giai đoạn 1 chiếm 3.629 tỷ đồng. Riêng hai dự án này đã chiếm hơn 10.000 tỷ đồng hàng tồn kho, số còn lại là các dự án Paragon Đại Phước, dự án Waterpoint giai đoạn 2, dự án Hoàng Nam (Akari); dự án Cần Thơ; dự án Phú Hữu...

Nguồn vốn đầu tư cho các dự án

Do tiến hành nhiều dự án trong năm 2021, công ty Nam Long phải huy động nguồn vốn từ các khoản vay ngắn và dài hạn như vay ngân hàng hay phát hành trái phiếu. Vay nợ ngắn hạn từ 932 tỷ đồng lên 1.293 tỷ đồng, vay dài hạn từ 2.457 tỷ lên 3.608 tỷ đồng.

Nam Long vay ngắn hạn từ các ngân hàng như ngân hàng TMCP Phương Đông hơn 468 tỷ đồng; ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) - Chi nhánh TP.HCM 90 tỷ đồng; ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered (Việt Nam) hơn 89 tỷ đồng. Tổng cộng là 648 tỷ đồng.

Các khoản vay dài hạn của Nam Long đến nhiều nhất từ ngân hàng như ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered (Việt Nam) 526 tỷ đồng; ngân hàng TMCP Phương Đông 282 tỷ đồng; Ngân hàng Mizuho – Chi nhánh TP HCM 95 tỷ đồng...tổng cộng là 943,3 tỷ đồng.

Hình thức đảm bảo các khoản vay nêu trên đa số là quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất hoặc các tài sản hình thành trong tương lai.

Ngoài việc huy động vốn vay, Nam Long cũng phát hành trái phiếu cho các dự án với tổng cộng 2.060 tỷ đồng trái phiếu được phát hành. Số trái phiếu này được các trái chủ mua vào như CTCP Chứng khoán Kỹ thương mua nhiều nhất với 950 tỷ đồng trái phiếu, Công ty TNHH Manulife mua vào 780 tỷ đồng; Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ AIA (Việt Nam) mua 128 tỷ đồng; công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam mua 72 tỷ đồng...

Như vậy, tổng dư nợ tại ngày 31/12/2021 của Tập đoàn là 3.608 tỷ đồng (chiếm 15% tổng nguồn vốn), tăng 1.151 tỷ đồng (tương đương 46%). Tuy nhiên nhờ các phương án quản trị tài chính, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu năm 2021 là 27%, thấp hơn so với năm 2020 là 37%.

Ngày 12/4/2022, trong thông cáo của IFC - một thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank) cũng đã mua 1.000 tỷ đồng trái phiếu của Nam Long phát hành cho dự án Waterpoint Long An.

Hầu hết các dự án tồn kho trong năm 2021 sẽ công ty được mở bán vào năm 2022. Trong năm nay, Nam Long cũng đặt kỳ vọng trở thành nhà phát triển khu đô thị tích hợp với các dự án khu đô thị lớn như Waterpoint Bến Lức, Long An; dự án Mizuki 26 hecta; dự án Izumi City (170 hecta); dự án Nam Long – Cần Thơ (43 hecta);...với mục tiêu tổng doanh số đạt 2 tỷ USD trong 3 năm tới.

Tin liên quan

Đọc tiếp