Nâng tầm vị thế công nghệ nông nghiệp Việt để bắt kịp thế giới

NÔNG NGHIỆP số hóa
17:59 - 20/05/2022
Tọa đàm “Thảo luận xây dựng kế hoạch hoạt động Câu lạc bộ DAA” đẩy mạnh phát triển công nghệ cao, chiều 20/5. Ảnh: Phương Thảo
Tọa đàm “Thảo luận xây dựng kế hoạch hoạt động Câu lạc bộ DAA” đẩy mạnh phát triển công nghệ cao, chiều 20/5. Ảnh: Phương Thảo
0:00 / 0:00
0:00
Với mục tiêu phát triển nông nghiệp Việt Nam một cách bền vững theo hướng số hóa, liên kết, góp phần nâng tầm giá trị nông sản Việt, Câu lạc bộ DAA Việt Nam đã xây dựng những kế hoạch hoạt động cụ thể trong thời gian tới.

Xác định công nghệ cao là một yếu tố đặc biệt quan trọng, mang lại nhiều cơ hội cho nông nghiệp Việt Nam, Câu lạc bộ Nông nghiệp Công nghệ cao (DAA) của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã tổ chức tọa đàm “Thảo luận xây dựng kế hoạch hoạt động Câu lạc bộ” vào chiều 20/5, tại Pleiku.

Câu lạc bộ DAA được thành lập từ năm 2015, trải qua 6 năm hình thành và phát triển đã tổ chức được nhiều hoạt động thiết thực. Tiêu biểu là cuộc đối thoại với Thủ tướng Chính phủ vào năm 2016 và qua đó được Thủ tướng đồng ý đề xuất, cho phép triển khai gói tín dụng 50.000 tỷ đồng cho nông nghiệp công nghệ cao.

Tại cuộc tọa đàm hôm nay của Câu lạc bộ DAA, bà Nguyễn Thị Lan Hương, Ủy viên UBTW Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Chủ tịch HĐQT CTCP Sản xuất và Xuất nhập khẩu Việt Phúc đã được bổ nhiệm làm Chủ tịch CLB DAA.

Chia sẻ tại tọa đàm, bà Hương cho biết, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã trở thành một trong những tổ chức xã hội nghề nghiệp có quy mô lớn nhất cả nước. Mạng lưới tổ chức của hội đã được thành lập tại 63/63 tỉnh thành và 4 ngành kinh tế, với hơn 11.000 hội viên, tạo việc làm cho trên 3 triệu người, tổng doanh thu hàng năm đạt trên 25 tỷ USD, đóng góp hàng trăm tỷ đồng cho hoạt động xã hội.

Tuy nhiên, bà Hương cũng cho rằng, các doanh nghiệp cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng phong trào doanh nhân trẻ trong cả nước nói chung và một số tỉnh/thành phố còn hạn chế, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.

Ảnh tác giả

“Chúng ta cần tìm ra những khó khăn, vướng mắc và đề ra giải pháp khắc phục để các doanh nghiệp có thể đưa nông nghiệp Việt Nam phát triển đúng định hướng của Chính phủ. Chuyển nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp công nghệ cao là khát vọng chung của nhiều doanh nghiệp làm nông nghiệp Việt Nam nói chung trong đó có hội doanh nhân trẻ”.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Chủ tịch CLB DAA

Dẫn lời người sáng lập ra Câu lạc bộ DAA là ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Tập đoàn FPT, bà Hương chia sẻ về sự trăn trở với câu hỏi làm sao để áp dụng được những công nghệ tiên tiến nhất của nền nông nghiệp thế giới áp dụng vào Việt Nam.

“Chúng ta đã có những khu công nghệ cao Hòa Lạc, tại sao lại chúng ta chưa có khu nông nghiệp cao để đẩy mạnh sản xuất, chế biến không những đáp ứng tiêu dùng nội địa trong nước mà còn xây dựng thương hiệu nông sản Việt xuất khẩu”.

Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Tập đoàn FPT

Do vậy, DAA định hướng sẽ tạo ra cầu nối với các tổ chức quốc tế xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp Việt trong nước, đồng thời thúc đẩy trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nông nghiệp với người nông dân.

Tận dụng tối đa nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển nông nghiệp

Cũng tại tọa đàm ở Pleiku ngày 20/5, thông tin về sự phát triển của DAA, tân Chủ tịch của Câu lạc bộ cho biết, hiện DAA có hàng trăm mạng lưới hội viên trong các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, chế biến, logistics…

Một trong những điểm đáng lưu ý của Câu lạc bộ DAA là chiến lược số hóa, nhằm thay đổi hoàn toàn ngành nông nghiệp. Trên cơ sở có nhiều lợi thế chính sách đầu tư cho nông nghiệp, nông dân đang được Chính phủ tiếp tục chú trọng, DAA nhìn nhận đây là dư địa để phát triển ngành nông nghiệp của đất nước. Hiện DAA tập trung vào các đề án truy xuất nguồn gốc cung cấp rau an toàn, thực phẩm xanh cho người tiêu dùng.

Là một trong những thành viên tích cực của DAA, ông Phạm Hồng Điệp, Doanh nhân Sao Đỏ, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Shinec cho biết, doanh nghiệp này đang đầu tư vào xây dựng 150 ha khu công nghiệp tại Gia Lai.

Theo ông, các doanh nghiệp đều nhận thấy cơ hội tiềm năng tốt để đầu tư chế biến nông sản xuất khẩu và lâu nay vẫn trăn trở câu hỏi làm sao để tăng giá trị xuất khẩu nông sản nhưng giải pháp bứt phá thì chưa thực hiện được.

Để giúp các doanh nghiệp cũng như người nông dân giải bài toán này, Chủ tịch HĐQT Shinec thông tin về kế hoạch dự kiến sẽ tổ chức một chuỗi các cuộc hội thảo với các Tham tán Thương mại Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu tiềm năng, qua đó thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt.

Ông Phạm Hồng Điệp (đứng giữa) phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Phương Thảo

Ông Phạm Hồng Điệp (đứng giữa) phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Phương Thảo

“Các doanh nghiệp tham gia vào hiệp định thương mại tự do CPTPP, EVFTA… nhưng các doanh nghiệp chưa thực sự khai thác hết cơ hội để đạt được những ưu đãi thuế quan. Do vậy, có thể kỳ vọng rằng, DAA sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận được hết những cơ hội này thông qua các hoạt động của Câu lạc bộ nói chung và từ các hoạt động tư vấn hỗ trợ của Tham tán Thương mại ở các nước”.

Ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Shinec

Trong khi đó, đưa ra giải pháp tận dụng cơ hội từ các doanh nghiệp FDI, ông Vũ Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch DAA, Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn chia sẻ kinh nghiệm từ chính công ty mình, trong việc hợp tác với Deheus phát triển con giống và thức ăn chăn nuôi. Hoạt động này đã tạo ra mô hình nhân rộng làm tốt vai trò khâu giữa chuỗi cung ứng nông nghiệp của Hùng Nhơn.

Còn dưới góc nhìn của địa phương, đại diện cho các doanh nghiệp tại tỉnh Gia Lai, ông Trần Văn Trong, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ trẻ tỉnh nhìn nhận, ngoài việc kinh doanh thương mại thì doanh nghiệp Gia Lai còn thiếu sự bứt phá. Do vậy các doanh nghiệp địa phương mong đợi nhiều cơ hội hợp tác từ DAA về cây giống con giống, để các hợp tác xã trong tỉnh phát triển được đúng định hướng đề ra.

Bên cạnh đó, đại diện các doanh nghiệp khác tại tọa đàm cũng đã có nhiều chia sẻ về các giải pháp tăng cường kết nối, tiêu thụ các sản phẩm nông sản cũng như tăng cường liên kết gia tăng giá trị xuất khẩu nông sản góp phần phục hồi và phát triển kinh tế hậu Covid-19.

Tin liên quan

Đọc tiếp