Nét yên bình của Koh Phangan níu chân du khách ở Thái Lan

DU LỊCH THÁI LAN
07:08 - 09/05/2022
Không đông đúc và có nét thương mại giống như Phuket hay Koh Samui, đảo Koh Phangan của Thái Lan giữ chân du khách lưu lại không chỉ bởi các buổi tiệc trăng tròn mà còn bởi thiên nhiên, âm nhạc và nét yên bình của cuộc sống.

Khi thủy triều dâng và sóng biển vỗ nhẹ vào các bức tường của nhà khách tại Haad Rin Nai - hay Bãi biển Hoàng hôn ở mũi phía nam của đảo Phangan, khu nghỉ dưỡng trông như thể một cơn bão vừa quét qua đây. Trên thực tế, đây là những gì còn sót lại sau khi đại dịch khiến ngành du lịch Đông Nam Á gặp khủng hoảng.

Ông Thomas Bird là du khách duy nhất dừng chân tại Sun Beach Bungalows – khu nhà khách mang phong cách lều của người Thái Lan. Tuy nhiên theo chủ của khu nhà này là anh Sontaya Son Shtongrun, mọi chuyện chuẩn bị thay đổi vì khu nghỉ dưỡng sẽ đầy khách du lịch vào tuần tới.

Lý do cho sự gia tăng này là vì bữa tiệc trăng tròn được tổ chức tại bãi biển Haad Rin Nok gần đó, hay còn được biết tới là bãi biển Bình Minh (trái ngược với bãi biển Hoàng Hôn). Bữa tiệc lớn nhất của đảo Koh Phangan cũng là lý do chính để nhiều du khách kéo tới nơi đây theo SCMP.

Khoảng thời gian đông đúc nhất của hòn đảo này là khi trăng tròn lên và những đoàn người xuất hiện đông đúc như những chú bướm đêm bị thu hút bởi ngọn lửa. Tất cả những phòng trong nhà khách đều được lấp đầy và phần đất liền giữa núi và biển trông như thể chúng đã gắn liền thành một khối.

Tuy nhiên khi thủy triều rút, tiếng chim chóc và côn trùng lại một lần nữa vang lên át tiếng động cơ xe và hòn đảo lại trở về cảnh sắc yên tĩnh của lúc trước.

Thác nước Phaeng Noi trên đảo Koh Phangan. Ảnh: JR

Thác nước Phaeng Noi trên đảo Koh Phangan. Ảnh: JR

Thiên nhiên hoang sơ và yên bình

Theo ông Sergio Vidas, chủ sở hữu người Bồ Đào Nha của quán ăn chay Fat Cat Coffee & More trên đảo Koh Phangan, điều thú vị nhất về hòn đảo này chính là tính nguyên sơ của nó. Quán cà phê này cũng nằm trên khu phố lâu đời Thong Sala thuộc khu định cư đánh cá ban đầu của đảo.

Theo vị chủ nhà hàng thân thiện này, có tới gần một nửa hòn đảo nằm trong Công viên Quốc gia Than Sadet. Dù trên thực tế có một số khu du lịch tại đây vi phạm những gì nằm trong diện bảo vệ, phần lớn địa hình đồi núi vẫn được duy trì để phục vụ cho công tác bảo tồn rừng nhiệt đới khỏi sự phát triển quy mô lớn.

Nằm dưới những tán cây xanh rợp bóng mát là những ngôi làng được nối với nhau bởi vài con đường nhỏ. Một điểm dừng nổi tiếng với người dân địa phương nơi đây chính là cây cao nhất trên hòn đảo này – cây Yang Na Yai cao 54m sừng sững trên ngôi làng Ban Nok như một người khổng lồ. Theo truyền thuyết, cây cổ thụ này được cho là đã tồn tại hơn 400 năm, trước cả khi Bangkok trở thành thủ đô của Thái Lan.

Bãi biển cũng là một trong những điểm thu hút hàng đầu tại Koh Phangan. Tại một trong những bãi biển đẹp nhất hòn đảo này là bãi Mae Haad, du khách có thể dễ dàng quan sát được một bãi cát dẫn đến một mỏm đá hoạt động như một bệ phóng. Từ đó, những thợ lặn có thể khám phá thêm những loài san hô vẫn còn phát triển mạnh ngoài khơi bờ biển phía tây bắc.

Chếch về phía tây nam một chút là bãi biển Zen, nơi được bao quanh bởi các nhà hàng ăn chay và các phòng tập yoga. Dải cát xinh đẹp này chiếm một vòng cung tự nhiên trong đường viền của hòn đảo. Đây cũng là nơi tập hợp của nét phóng khoáng trong thiên nhiên nơi đây với nhiều hòn đảo nhỏ nằm rải rác như những “viên ngọc trên biển” theo lời một bài hát trữ tình của David Crosby.

Bãi biển Thong Nai Pan Tai lại là một nét chấm phá vui nhộn khác của sự yên bình, tuy nhiên nó vẫn mang tới cảm giác trữ tình hơn so với các bãi biển nổi tiếng Phuket hoặc Koh Samui – những nơi xinh đẹp nhưng thường có hơi hướng thương mại.

Ngoài ra, nếu du khách đi qua một khu phức hợp đền thờ dành riêng cho Phật Bà Quan Âm ở phía Bắc hòn đảo này, họ có thể thấy bãi biển Chaloklum - một vịnh nhỏ tuyệt đẹp khác. Điều đặc biệt trên đảo này là phiên chợ vào ngày chủ nhật cuối tuần – một hoạt động đặc biệt khác để kết thúc một tuần đầy thư thái.

Ngoài các cảnh sắc tự nhiên, hòn đảo này cũng không thiếu các món ngon địa phương như pad Thái với nước sốt dừa trên bến tàu.

Trẻ em địa phương vui đùa, Ảnh: TB

Trẻ em địa phương vui đùa, Ảnh: TB

Nhiều người lựa chọn ở lại đảo vì yêu nơi này

Ở giữa bãi biển Hoàng Hôn và một sườn đồi là một khu rừng, nơi những chú khỉ thỉnh thoảng lại xuất hiện để ăn trộm cây xoài của anh Son. Trong khu nghỉ dưỡng cổ điển gồm những túp lều nằm sát mép nước của anh Son, mỗi phòng lại có một sân hiên nhỏ ở phía trước với những chiếc võng đu đưa trong nắng hạ. Theo tạp chí du lịch nổi tiếng Lonely Planet, sức hút của Koh Phangan ngoài các bữa tiệc trăng tròn thì chính là sự yên bình khi du khách khi nằm trên những chiếc võng nhỏ này.

Tuy thiếu doanh thu trong 2 năm đại dịch, anh Son mỗi ngày đều chào mừng ngày mới bằng một tinh thần tích cực. Trong khi ngồi trước hiên nhà, anh nhâm nhi tách cà phê của mình trong khi nghe các bài hát dân ca Thái Lan và suy ngẫm về bữa sáng. Anh thậm chí còn để những công nhân Myanmar ở lại khu nhà của mình do họ đã mất việc vì dịch bệnh. Trên hết, đất nước của những người lao động này cũng đang trong cảnh chiến sự căng thẳng.

Khi trả lời câu hỏi phỏng vấn về việc liệu anh có định bán khu nghỉ dưỡng này hay không, anh từ chối với một nụ cười. Anh cho biết mình thích thiên nhiên và cây cối nơi đây, hơn nữa anh cũng không muốn chúng bị phá hủy bởi những công trình bê tông phẳng.

Bãi biển Chaloklum trên đảo Koh Phangan. Ảnh: SST

Bãi biển Chaloklum trên đảo Koh Phangan. Ảnh: SST

Khu nghĩ dưỡng của anh Son cũng không phải nơi duy nhất bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Ông Bundel – chủ một quán bar bên bờ biển tên là Flipflop – cũng bị ảnh hưởng. Nằm ở gần bãi biển Thong Nai Pan Tai, quán bar này đặc biệt ở chỗ được xây dựng bằng những chiếc dép xỏ ngón.

Khi đại dịch xảy ra vào đầu năm 2020, quán bar của ông đã phải đóng cửa trong 1 tháng. Tuy nhiên sau đó, ông đã có thể mở cửa trở lại để phục vụ những người dân địa phương và cả những du khách bị kẹt lại tại đây. Thậm chí một số người còn quyết định ở lại và làm việc trên đảo do yêu thích cuộc sống nơi đây.

Tuy không phải ai cũng có đủ nguồn tài chính để duy trì việc kinh doanh, các quốc gia đang dần mở cửa trở lại và Thái Lan do đó cũng có thể bắt đầu đón du khách. Ngoài ra, có nhiều người đã lựa chọn đến đảo để mở ra các cơ hội mới.

Anh Sureewat Yodpotnong , một giáo viên dạy Muay Thái ở Phuket được 15 năm cũng là một trong số đó. Mọi thứ trên đảo Phuket đã bị dừng lại khi dịch xảy đến và anh đáng nhẽ đã phải quay trở lại Isan.

Tuy nhiên, khi ngành du lịch Thái Lan bắt đầu mở cửa trở lại vào năm ngoái, một người bạn đã nói với anh về đảo Koh Phangan và anh đã quyết định tới đây mở một phòng tập mang tên JLM Muaythai. Dù mới chỉ mở được vài tháng, công việc của anh đang có những tiến triển rất tích cực.

Một người khác cũng quê tại Isan đang làm việc trên đảo là ca sĩ Pui Wichitra. Cô đã mất hết tất cả các hợp đồng biểu biễn do đại dịch nên mới quyết định đặt chân lên đảo. Tuy nhiên cô đã ở lại vì yêu nơi này, không chỉ vì thiên nhiên mà còn vì âm nhạc. Giờ đây, cô cùng nhiều DJ và các nhạc sĩ khác đều đang sống trên đảo và mở 4 buổi biểu diễn một tuần cùng các buổi biểu diễn khác tại những địa điểm như quán bar Jam Bar cùng các buổi tụ họp của các ca sĩ khắp mọi nơi.

Bãi biển Hoàng Hôn trên đảo Koh Phangan. Ảnh: TB

Bãi biển Hoàng Hôn trên đảo Koh Phangan. Ảnh: TB

Đền thờ Quan Âm. Ảnh: TB

Đền thờ Quan Âm. Ảnh: TB

Các con đường nhỏ trên đảo yên tĩnh và xanh mướt. Ảnh: TB

Các con đường nhỏ trên đảo yên tĩnh và xanh mướt. Ảnh: TB

Đọc tiếp