Nếu Fed nâng lãi suất 1 điểm phần trăm, thị trường tuần tới sẽ nhiều biến động

FED CHỨNG KHOÁN
06:00 - 18/09/2022
Nhà đầu tư chứng khoán đang hồi hộp chờ quyết định của Fed trong tuần tới.
Nhà đầu tư chứng khoán đang hồi hộp chờ quyết định của Fed trong tuần tới.
0:00 / 0:00
0:00
Quyết định của Fed trong tuần tới chính là sự kiện tâm điểm có thể tác động đến chứng khoán toàn thế giới. Mặc dù thị trường đã phản ứng trước trong 2 tuần qua nhưng nếu cơ quan này nâng lãi suất 1 điểm phần trăm, tình hình có thể tiêu cực hơn.

Chứng khoán Việt Nam trải qua một tuần giao dịch tiêu cực. VN-Index giảm mạnh trong phiên đảo danh mục ETF cuối tuần khiến cho chỉ số sàn HoSE có tuần giảm điểm thứ 3 liên tiếp, xuống mốc 1.234,03 điểm (-1,18% so với cuối tuần trước). HNX-Index chốt tuần tại 272,88 điểm, giảm tới 4,13% còn Upcom-Index là 89,46 điểm, giảm 1,3%.

Tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn đạt 75.057 tỷ đồng, tương ứng 15.000 tỷ đồng/phiên, giảm 15,5% so với tuần trước. Khối lượng giao dịch tại sàn HoSE giảm 19,4% và giá trị giao dịch giảm 15,4%. Tại HNX, khối lượng giao dịch giảm 15,1% và giá trị giao dịch giảm 7,8%. Sàn UPCoM cả khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch cùng giảm mạnh lần lượt 50% và 29,3%.

Với mức giảm điểm trên toàn thị trường như trên thì toàn bộ các nhóm ngành đều có mức sụt giảm. Trong đó, nhóm trụ cột ngân hàng “nặng gánh” nhất. Trong top 10 cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất tuần, nhóm cổ phiếu này có đến 4 cái tên góp mặt, bao gồm BID, TCB, MBBCTG. Trong đó, BID là cổ phiếu kéo giảm mạnh nhất với mức giảm 4,1%.

Tất cả các nhóm ngành đều giảm vốn hoá trong tuần qua. Nguồn: SHS

Tất cả các nhóm ngành đều giảm vốn hoá trong tuần qua. Nguồn: SHS

Dù vậy, không phải cổ phiếu ngân hàng nào cũng gây ảnh hưởng tiêu cực. Tiêu biểu là VCBEIB đã giúp chỉ số tăng tổng cộng hơn 2,6 điểm. VCB còn là cổ phiếu kéo tăng mạnh thứ 2 trong tuần. Còn EIB có một phiên tăng trần và một phiên sát trần giúp kết tuần với mức tăng 12% (lên giá 34.100 đồng).

Cổ phiếu của Eximbank chuyển biến tích cực trong bối cảnh ngân hàng này được Ngân hàng Nhà nước cho phép tăng vốn điều lệ. Theo đó, Eximbank sẽ phát hành cổ phiếu chia cổ tức, qua đó dự kiến nâng vốn điều lệ từ mức 12.355 tỷ đồng như hiện tại lên 14.814 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên Eximbank tăng vốn trong 10 năm qua.

Nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu cũng giảm sâu với 2,1% giá trị vốn hóa “bốc hơi”. Lực kéo xuống từ các mã đầu ngành như HPG (-3,36%), HSG (-4,18%), NKG (-3,48%)... Trong đó, HPG và HSG trong kì đảo danh mục ETF phiên cuối tuần đã bị bán ra lần lượt 7,8 và 5,6 triệu cổ phiếu.

Tiếp theo là nhóm cổ phiếu dầu khí với mức giảm 1,2%, nguyên nhân chủ yếu là do giá dầu thế giới tuần qua vẫn tiếp tục sụt giảm, với các mã tiêu biểu như BSR (-2,7%), OIL (-1,9%), PLX (-2,6%)... Nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin cũng mất 1,4% giá trị vốn hóa, chủ yếu là do ảnh hưởng của cổ phiếu FPT (- 2,1%)...

Ngoài việc giảm điểm, giao dịch của khối ngoại cũng là điểm trừ của thị trường khi họ bán ròng ở mức hơn 42,6 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 956 tỷ đồng, tăng 7,7% so với tuần trước. Xét theo khối lượng, STB là mã bị bán ròng nhiều nhất với 15,5 triệu cổ phiếu. Tiếp theo là chứng chỉ quỹ FUEVFVND với gần 7,9 triệu cổ phiếu và VND với 7,6 triệu cổ phiếu. Ở chiều ngược lại, PVD là mã chứng khoán được mua ròng nhiều nhất với 12 triệu cổ phiếu.

Áp lực giảm vẫn còn dư âm trong tuần tới

Theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS), áp lực bán mạnh vào phiên cuối tuần cùng với với việc các quỹ cơ cấu khiến cho VN-Index giảm hơn 11 điểm. Hỗ trợ ngắn hạn 1.230 vẫn được giữ vững cho thấy mốc điểm tâm lý này vẫn đáng tin cậy trong ngắn hạn.

Về góc nhìn kỹ thuật, tại khung đồ thị tuần, chỉ báo ADX và DI- vẫn đang ở mức cao, kèm với việc hướng xuống của RSI cho thấy thị trường vẫn đang trong pha điều chỉnh. Tuy nhiên, tại khung đồ thị giờ, 2 chỉ báo RSI và MACD vẫn đang có xu hướng tạo phân kỳ 3 đoạn quanh khu vực điểm 1.230 cho thấy thị trường có khả năng sẽ tạo đáy ngắn hạn tại đây.

VCBS khuyến nghị nhà đầu tư giữ vững tâm lý, không bán đuổi khi thị trường hoảng loạn, tận dụng những nhịp rung lắc mạnh để mua gom cổ phiếu đang tích lũy tốt ở vùng giá tốt, trong biên độ 10%, cho nhịp tăng sắp tới.

Tại khung đồ thị tuần, chỉ báo ADX và DI- vẫn đang ở mức cao, kèm với việc hướng xuống của RSI cho thấy thị trường vẫn đang trong pha điều chỉnh. Nguồn: VCBS
Tại khung đồ thị tuần, chỉ báo ADX và DI- vẫn đang ở mức cao, kèm với việc hướng xuống của RSI cho thấy thị trường vẫn đang trong pha điều chỉnh. Nguồn: VCBS

Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) nhận định, trên góc độ ngắn hạn, VN-Index đang suy yếu khi hình thành xu hướng điều chỉnh dưới kháng cự nối các vùng giá cao ngày 28/6/2022, ngày 5 và 7/9/2022; giao dịch dưới vùng kháng cự MA100 ngày quanh 1.240 -1.245 điểm.

VN-Index vẫn duy trì trên ngưỡng hỗ trợ quanh 1.230 điểm. Trong trường hợp tích cực, nếu lực cầu trong tuần tiếp theo là đủ tốt giúp chỉ số này vượt qua ngưỡng kháng cự quanh 1.240-1.245 điểm (MA100 ngày) thì có thể kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng đến ngưỡng 1.260 điểm (MA20 ngày).

Trên góc độ dài hạn hơn, SHS đánh giá đỉnh của sóng hồi phục trước đó trong khoảng 1.285-1.315 điểm được tạo thành vào đầu tháng 6/2022 vẫn sẽ là vùng kháng cự mạnh của thị trường trong thời gian tới. Do đó, xu hướng chủ đạo của thị trường có thể là biến động giằng co với những nhịp tăng giảm đan xen trong biên độ 1.140-1.300 điểm cho đến hết năm nay.

Theo Chứng khoán Tân Việt (TVSI), phiên cuối tuần diễn biến hơi tiêu cực bởi mặc dù mức giảm điểm không nhiều nhưng trong nội tại thị trường nhiều cổ phiếu chịu sức ép bán mạnh. Các cổ phiếu phân hóa tăng điểm khá hiếm hoi và chỉ mang tính đơn lẻ. Thị trường tiếp tục chịu ảnh hưởng từ sự tiêu cực của thị trường chứng khoán toàn cầu và dòng tiền cũng như tâm lý đang yếu.

Theo góc nhìn của TVSI, áp lực giảm hiện tại vẫn còn dư âm trong tuần tới, cho tới khi Fed công bố xong quyết định của mình. Công ty chứng khoán tiếp tục duy trì quan điểm thận trọng với chiến lược phòng thủ (tỷ trọng cổ phiếu <50%) và TVSI cũng thấy các cơ hội mua đang tới ngày một gần hơn.

Theo Chứng khoán MB (MBS), tâm điểm tuần tới là kỳ họp chính sách tiền tệ của Fed vào ngày 20 -21/9 khi giới đầu tư kỳ vọng Fed nâng lãi suất 0,75 điểm phần trăm. Tuy nhiên xác suất Fed tăng 1 điểm phần trăm cũng đang tăng lên.

Theo dữ liệu từ CME Group, giới đầu tư đang đặt cược 30% vào bước nhảy lãi suất “khủng” này.

Do vậy, MBS cho rằng trong kịch bản Fed tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm, thị trường sẽ có phản ứng tích cực và ngược lại, nếu Fed nâng lãi suất 1 điểm phần trăm, thị trường sẽ có nhiều biến động. Chỉ số VN-Index có vùng hỗ trợ ở 1.218 – 1.220 điểm.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.