Nga - Mỹ sử dụng đường dây liên lạc khẩn cấp về Ukraine một lần duy nhất

chiến sự Nga - Ukraine
15:30 - 29/11/2022
Nga và Mỹ mới chỉ sử dụng đường dây liên lạc khẩn cấp về xung đột ở Ukraine một lần duy nhất. Ảnh: Reuters
Nga và Mỹ mới chỉ sử dụng đường dây liên lạc khẩn cấp về xung đột ở Ukraine một lần duy nhất. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Quan chức Mỹ cho biết, đường dây liên lạc được thiết lập giữa quân đội Nga và Mỹ chỉ vài ngày sau khi xung đột Ukraine nổ ra, nhằm sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp để ngăn chặn những tính toán sai lầm, mới được sử dụng một lần duy nhất.

Reuters dẫn lời một quan chức giấu tên của Mỹ cho biết, đường dây “giảm xung đột” này mới chỉ được sử dụng một lần kể từ khi được Lầu Năm Góc công bố vào tháng 3. Tại một thời điểm, Mỹ đã chủ động liên lạc với Nga để "bày tỏ mối quan ngại về các hoạt động quân sự của Nga gần cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine".

Quan chức Mỹ không cung cấp thêm thông tin chi tiết, song Reuters suy đoán rằng cuộc gọi có thể liên quan đến hoạt động của Nga gần nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia hoặc lo ngại Moscow cho nổ tung con đập Nova Kakhovka ở Kherson, miền Nam Ukraine.

Ngoài ra, quan chức này cho biết cuộc gọi không phải về vụ một tên lửa đã rơi xuống Ba Lan – thành viên NATO hồi đầu tháng 11, khiến 2 người thiệt mạng và có nguy cơ dẫn đến một cuộc xung đột lớn hơn.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu. Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu. Ảnh: Reuters

Đường dây kết nối giữa Bộ Tư lệnh của Mỹ tại châu Âu với Trung tâm Kiểm soát Quốc phòng Nga là một trong những kênh liên lạc mà hai cường quốc hạt nhân sử dụng trong giai đoạn xung đột.

Đường dây liên lạc được kiểm tra hai lần mỗi ngày và thực hiện bằng tiếng Nga. Một quan chức nói tiếng Nga của Bộ Tư lệnh của Mỹ tại châu Âu sẽ thực hiện các cuộc gọi từ Wiesbaden, Đức.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. Ảnh: Reuters

Trong một số dịp hiếm hoi, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Nga có các cuộc họp cấp cao. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley được cho là đã hội đàm với người đồng cấp Nga Valery Gerasimov hai lần kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra hồi cuối tháng 2.

Ngoài các cuộc đối thoại quân sự, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan, Giám đốc CIA William Burns cũng từng trao đổi với các quan chức Nga trong suốt thời gian xung đột Nga - Ukraine.

Quan hệ Nga – Mỹ đang ở mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh sau khi Moscow mở "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine. Ngày 28/11, Bộ Ngoại giao Nga thông báo, cuộc họp giữa Nga và Mỹ về Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) dự kiến diễn ra tại Ai Cập từ ngày 29/11 đến 6/12, sẽ hoãn sang thời điểm muộn hơn. Cả hai bên đều không đưa ra lý do.

New START có hiệu lực vào năm 2011 và là hiệp ước cắt giảm vũ khí cuối cùng còn lại giữa các đối thủ thời Chiến tranh Lạnh. Hiệp ước giới hạn số lượng đầu đạn hạt nhân Mỹ và Nga được phép sở hữu không 1.550. Ngoài ra, hai nước cũng bị giới hạn việc triển khai các tên lửa đạn đạo, máy bay mang bom và tàu ngầm.

Trong thời gian qua, các quan chức Nga đã nhiều lần cảnh báo rằng, việc Mỹ và các đồng minh NATO chuyển ngày càng nhiều vũ khí tiên tiến tới Kiev có thể khiến họ trở thành bên tham gia trực tiếp của cuộc xung đột và gây ra một cuộc đối đầu rộng lớn hơn.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. Ảnh: AP

Venezuela đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador

Ngày 16/4, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean (CELAC) đã ra lệnh đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador nhằm thể hiện sự đoàn kết với Mexico trong cuộc đối đầu ngoại giao với Ecuador.