Ngân hàng buộc phải chuyển đổi số để cạnh tranh

CHUYỂN ĐỔI SỐ Việt nAM
08:14 - 26/05/2022
Các chuyên gia thảo luận về vấn đề chuyển đổi số trong lĩnh vực thuế, tài chính - ngân hàng.
Các chuyên gia thảo luận về vấn đề chuyển đổi số trong lĩnh vực thuế, tài chính - ngân hàng.
0:00 / 0:00
0:00
Theo khảo sát của PwC, có 54% ngân hàng tại Việt Nam coi chuyển đổi số là chiến lược cơ bản nhất của mình. Áp lực cạnh tranh trong ngành cũng như từ các công ty Fintech, ví điện tử... đang buộc các ngân hàng phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số này.

Tại Diễn đàn Cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2022 (Vietnam - Asia DX Summit 2022), ngày 25/5, các chuyên gia đã cùng chia sẻ về xu hướng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng với vai trò dẫn dắt sự phát triển của cả nền kinh tế số. Ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch CLB Đầu tư Công nghệ số (VDI), Chủ tịch CLB Công nghệ tài chính Việt Nam (Vina Fintech) nhận định: "Hiện nay, chuyển đổi số là một xu thế tất yếu toàn cầu, đặc biệt, đối với ngành tài chính ngân hàng. Đây là lĩnh vực tiên phong đi đầu trong hệ thống kinh tế số với tiềm lực mạnh về tài chính".

Trong khi đó, ông Trần Công Quỳnh Lân, Chủ nhiệm Uỷ ban công nghệ Hiệp hội ngân hàng Việt Nam cũng cho biết thêm, nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hiện tất cả các dịch vụ đã được đưa lên các kênh trực tuyến bao gồm mở tài khoản, gửi tiết kiệm dịch vụ thẻ, tín dụng... giúp phục vụ khách hàng mọi lúc, mọi nơi, mọi nhu cầu.

"Điều này ngày càng phổ biến hơn khi chỉ với chiếc điện thoại thông minh và giấy tờ tuỳ thân đi kèm là có thể mở được tài khoản ngân hàng thực hiện các giao dịch mà không cần mất công đi lại," ông Luân cho biết thêm.

Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng đang hướng đến mục tiêu trở thành quốc gia không tiền mặt, các ngân hàng cũng tích cực giảm thiểu các chi phí để dịch vụ được áp dụng cho mọi người dân, thông qua các công nghệ như sinh trắc học, QRCode, NFC... Từ đó người dân có thể thanh toán một cách nhanh chóng và dễ dàng mà không cần dùng tới tiền mặt, ngay cả tại các chợ dân sinh.

Ngoài ra, cũng liên quan đến chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, một xu thế được cho là phổ biến hiện nay là hệ sinh thái ngân hàng mở (Beyond Banking). Theo ông Luân, với xu hướng dịch chuyển số, các ngân hàng đang cung cấp các dịch vụ ngoài ngân hàng, xây dựng hệ sinh thái toàn diện phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng từ mua sắm, đi lại, du lịch, học tập, sức khỏe...

Ngày nay, việc khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính ngân hàng trên các kênh do ngân hàng cung cấp và các kênh do các đối tác thứ 3, công ty Fintech, ứng dụng mobile apps cung cấp để đáp ứng đa dạng các nhu cầu cuộc sống ngày càng trở nên phổ biến.

Ông Võ Tấn Long, Phó Tổng Giám đốc PwC Việt Nam cho biết, hiện nay lượng người sử dụng các phương tiện thanh toán mà các ngân hàng cung cấp ngày một tăng. "Dự tính đến 2025, số lượng tài khoản tham gia vào thị trường thanh toán Việt Nam lên đến 105 triệu, vượt dân số Việt Nam. Giá trị giao dịch lên tới hàng chục tỷ USD trong một vài năm tới."

Tại Việt Nam, số lượng các công ty Fintech hiện tăng thêm khoảng 150-200 công ty trong năm vừa qua, giá trị đầu tư có những quý lên đến hàng hàng trăm triệu USD.

Trong khi đó, khảo sát tại các ngân hàng cho thấy, 94% ngân hàng khi nói đến chiến lược 10 năm tới đều nói đó là chuyển đổi số. Trong đó, 54% ngân hàng coi chuyển đổi số là một trong những chiến lược cơ bản để chuyển đổi. Qua đó, Giám đốc PwC cho rằng chuyển đổi số là xu hướng không thể tránh khỏi.

Đây cũng là nhận định chung của các diễn giả có mặt tại hội thảo khi cho rằng chuyển đổi số không chỉ là ứng dụng công nghệ vào hoạt động của ngân hàng mà còn là việc thay đổi về tư duy và văn hóa làm việc. Đối với ngành ngân hàng, với áp lực cạnh tranh trong ngành cũng như từ các công ty Fintech, các công ty viễn thông, ví điện tử... buộc các ngân hàng phải đẩy nhanh chuyển đổi số từ tư duy đến cách làm theo phương thức mới, lan tỏa cách làm mới, tư duy mới, giúp nhân sự sáng tạo hơn, năng động hơn.

Ảnh tác giả

Hiện nay, hầu hết các tổ chức tín dụng đều tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Những ngân hàng lớn thì đặt ra câu chuyện chiếm vị trí cao nhờ chuyển đổi số còn đối với các ngân hàng nhỏ, họ nhìn thấy chuyển đổi số là cách để họ vượt qua rào cản về không gian, địa lý, tiếp cận nhiều nhóm khách hàng để phát triển mạnh lên.

Ông Võ Tấn Long, Phó Tổng Giám đốc PwC Việt Nam

Tin liên quan

Đọc tiếp