Ngân sách Nhà nước bội thu hơn 200.000 tỷ đồng 5 tháng đầu năm

NGÂN SÁCH Việt nAM
06:51 - 03/06/2022
Ngân sách Nhà nước bội thu hơn 200.000 tỷ đồng 5 tháng đầu năm
0:00 / 0:00
0:00
Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 5/2022 do Tổng cục Thống kê (GSO) công bố, thu ngân sách Nhà nước 5 tháng đầu năm 2022 tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, chi ngân sách Nhà nước tăng 3,7%.

Thu ngân sách Nhà nước 5 tháng đầu năm bằng 57,1% dự toán

Tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 5/2022 ước đạt 126.700 tỷ đồng. Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước 5 tháng đầu năm 2022 đạt 806.400 tỷ đồng, bằng 57,1% dự toán năm và tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:

Thu nội địa tháng 5/2022 ước đạt 96.300 tỷ đồng. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022 đạt 646.000 tỷ đồng, bằng 54,9% dự toán năm và tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước.

Thu từ dầu thô tháng 5/2022 ước đạt 5.200 tỷ đồng; lũy kế 5 tháng đầu năm 2022 đạt 29.400 tỷ đồng, bằng 104,4% dự toán năm và tăng 90,9% so với cùng kỳ năm trước.

Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu tháng 5/2022 ước đạt 25.100 tỷ đồng; lũy kế 5 tháng đầu năm 2022 đạt 130.800 tỷ đồng, bằng 65,7% dự toán năm và tăng 29,7% so với cùng kỳ năm trước.

Phân tích các khoản thu, tổng cục Thuế nhìn nhận, nền kinh tế những tháng đầu năm tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tình hình dịch bệnh trên cả nước tiếp tục được kiểm soát tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh hồi phục giúp thu ngân sách đạt được kết quả khả quan trên.

Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đã và đang phát huy tác dụng, kích thích các doanh nghiệp tăng tốc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, cả nước có 98.600 doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 19.700 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Bên cạnh đó, do cầu tiêu dùng trong nước những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 tăng khá tạo đà cho nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì nhịp tăng trưởng trong những tháng đầu năm 2022.

Chi ngân sách Nhà nước 5 tháng bằng 38,6% dự toán

Tổng chi ngân sách Nhà nước tháng 5/2022 ước đạt 128.100 tỷ đồng; lũy kế 5 tháng đầu năm 2022 ước đạt 589.000 tỷ đồng, bằng 33% dự toán năm và tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, chi thường xuyên 5 tháng đầu năm 2022 đạt 428.400 tỷ đồng, bằng 38,6% dự toán năm và tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước; chi đầu tư phát triển đạt 115.900 tỷ đồng, bằng 22% và tăng 13,6%; chi trả nợ lãi 43.600 tỷ đồng, bằng 42% và giảm 8,3%.

Bội thu ngân sách 200.000 tỷ đồng

Như vậy, 5 tháng đầu năm 2022, cân đối ngân sách trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo, ngân sách Nhà nước thặng dư 217.300 tỷ đồng, cao nhất trong nhiều tháng trở lại đây.

Tuy nhiên, việc nền kinh tế vừa mới phục hồi, doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn nhưng năm 2021 đến những tháng đầu năm 2022, thu ngân sách đều đạt cao cũng gây nhiều băn khoăn.

Trong khuôn khổ kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng nêu ra vấn đề: "Vì sao ngân sách Nhà nước tăng cao trong khi nền kinh tế, doanh nghiệp còn khó khăn sau dịch". Theo ông, đây là điều "bất thường" trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng thấp nhất nhiều thập kỷ do tác động Covid-19. Doanh nghiệp khó khăn là không thể bàn cãi khi nền kinh tế rơi vào phong tỏa, do đại dịch bất khả kháng gây ra.

Chia sẻ về thắc mắc này tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và phát triển bền vững" vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng khẳng định, trước khó khăn của doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ, Quốc hội có những điều chỉnh về chính sách thu ngân sách.

Đáng chú ý, hàng loạt chính sách hỗ trợ miễn, giảm, giãn rất nhiều loại thuế, phí, lệ phí và các khoản thu ngân sách nhà nước cho các doanh nghiệp được ban hành, tập trung vào các doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và vượt qua khó khăn trong đại dịch.

Mặt khác, theo ông Hưng, cơ cấu thu ngân sách đang chuyển dịch theo hướng bền vững hơn. Theo đó, thu nội địa, tức là thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước ngày càng chiếm vị trí chủ đạo, trong khi thu từ đất đai ngày càng giảm.

Đọc tiếp

Tòa nhà FLC Landmark Tower tại đường Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. Ảnh: Minh Phong

FLC tiếp tục bị cưỡng chế thuế

CTCP Tập đoàn FLC (UPCoM: FLC) ngày 23/2 công bố các quyết định của Cục thuế TP Hà Nội về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản.