Ngành công nghiệp hàng xa xỉ háo hức với sự trở lại của khách Trung Quốc

Tiêu dùng THẾ GIỚI
10:55 - 27/01/2023
:VMH cùng nhiều nhãn hàng xa xỉ kỳ vọng các dấu hiệu phục hồi tích cực khi người tiêu dùng Trung Quốc trở lại. Ảnh: monochrome-watches.com
:VMH cùng nhiều nhãn hàng xa xỉ kỳ vọng các dấu hiệu phục hồi tích cực khi người tiêu dùng Trung Quốc trở lại. Ảnh: monochrome-watches.com
0:00 / 0:00
0:00
Trong bối cảnh chính phủ Trung Quốc đã chính thức mở cửa biên giới và người tiêu dùng giàu có tại quốc gia này bắt đầu quay trở lại mua sắm, đại diện tập đoàn hàng xa xỉ lớn nhất thế giới LVMH nhận định tầm nhìn cho năm tới là rất lạc quan.

CNBC trích dẫn ông Bernard Arnault, Giám đốc điều hành LVMH trong một buổi thông báo về thu nhập của công ty hôm 26/1 cho biết, tập đoàn này có đầy đủ cơ sở để tự tin và lạc quan về tình hình tại Trung Quốc. Theo ông, một trong các bằng chứng cho việc này có thể được nhìn thấy tại Macao – nơi du khách Trung Quốc đã có thể tới du lịch. Tại nơi này, đường phố dần đông đúc trở lại, du lịch dần phục hồi mạnh mẽ trong khi các cửa hàng chật kín chỗ.

Vì vậy, ông đưa ra nhận định năm 2023 sẽ là “một năm tuyệt vời” nữa nếu “những chồi non” mà tập đoàn đang nhìn thấy tại Trung Quốc tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa. Trên thực tế, năm 2022 là một năm LVMH chứng kiến những tăng trưởng vô cùng tích cực.

Cụ thể, tập đoàn ghi nhận năm thứ 2 liên tiếp đạt doanh thu và lợi nhuận kỷ lục vào năm ngoái. Với tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 23% lên 86,2 tỷ USD và lợi nhuận tăng 17% lên tương đương khoảng 15,2 tỷ USD, LVMH đã có một năm hoạt động hiệu quả.

Trên phạm vi toàn cầu, Bain & Co ước tính doanh số bán hàng xa xỉ đã tăng 22% vào năm 2022 lên hơn 380 tỷ USD trong khi Mỹ thay thế Trung Quốc trở thành thị trường tiêu thụ hàng đầu.

Để có thể duy trì đà phát triển này trong năm 2023, sự trở lại của người tiêu dùng Trung Quốc đóng vai trò trọng yếu với ngành công nghiệp xa xỉ phẩm toàn cầu. Điều này càng đặc biệt khi các nền kinh tế tại Mỹ và châu Âu tăng trưởng chậm lại. Với hy vọng chi tiêu tới từ khách hàng Trung Quốc có thể khiến ngành công nghiệp này đón nhận các tín hiệu tích cực hơn nữa, cổ phiếu của LVMH, Richemont, Kering và các tên tuổi xa xỉ lớn khác đều tăng vọt trong tháng 1/2022.

Nhận định về sự phục hồi đang diễn ra mạnh mẽ trong tháng 1, giám đốc tài chính của LVMH Jean-Jacques Guiony cảnh báo tuy tích cực nhưng mức độ phục hồi vẫn “chưa thể trở lại ngang với ngưỡng của năm 2019” – trước khi đại dịch lây lan toàn cầu làm thay đổi thói quen chi tiêu của người tiêu dùng.

Thêm vào đó, thị trường cũng xuất hiện các nhận định cho rằng tốc độ phục hồi doanh số bán hàng xa xỉ có thể sẽ chậm hơn trong năm 2023 ngay cả với sự trở lại của du khách Trung Quốc. Theo Bain, doanh số bán hàng toàn cầu có thể chỉ tăng từ 3% đến 8% vào năm 2023 tùy thuộc vào việc Trung Quốc mở cửa trở lại. Ngay trong quý IV/2022, LVMH cũng ghi nhận dấu hiệu thị trường Mỹ chậm lại khi doanh thu của tập đoàn tại đây chỉ tăng 7% - thấp hơn đáng kể so với mức tăng trưởng 2 quý đầu năm là 26% và 22%.

Tuy nhiên, thái độ tích cực vẫn là thái độ chung của LVMH cũng như các nhãn hiệu hạng sang khác gồm Burberry và Swatch. Cụ thể, Burberry đưa ra nhận định Trung Quốc đang có những “dấu hiệu rất hứa hẹn” sau tháng 12 không mấy dễ dàng của công ty. Trong khi đó, Swatch nhận định “sự tăng trưởng doanh số bán hàng trong tháng 1 ở Trung Quốc củng cố kỳ vọng của tập đoàn nhằm đạt được một năm doanh thu kỷ lục vào năm 2023”.

Đối với một số nhà phân tích, việc Trung Quốc mở cửa trở lại thậm chí còn có thể đánh dấu một “vụ nổ lớn” đối với ngành công nghiệp hàng xa xỉ và thúc đẩy doanh số bán hàng.

Đọc tiếp

Giá dầu và giá vàng thế giới tăng sau khi Israel được nghi đã tấn công Iran ngày 19/4/2024. Ảnh: The Star

Giá dầu tăng 3% sau tin Israel tấn công Iran

Tin tức về các cuộc tấn công được nghi là do Israel tiến hành gần căn cứ không quân ở thành phố Isafahan, miền trung Iran ngày 19/4 nổ ra, làm dấy lên lo ngại về xung đột mở rộng tại Trung Đông, đẩy giá dầu và giá vàng thế giới ngay lập tức gia tăng.
Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. Ảnh: AP

Venezuela đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador

Ngày 16/4, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean (CELAC) đã ra lệnh đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador nhằm thể hiện sự đoàn kết với Mexico trong cuộc đối đầu ngoại giao với Ecuador.