Ngành công nghiệp 'thịt nhân tạo' sẵn sàng bùng nổ tại ASEAN

Thực phẩm asean
17:47 - 10/12/2021
Nhà bếp của Green Rebel Foods, Indonesia. Ảnh: Reuters
Nhà bếp của Green Rebel Foods, Indonesia. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Với mức dự đoán tăng trưởng tốt trong 10 năm tới, ngành công nghiệp protein thay thế tại Đông Nam Á có tiềm năng bùng nổ khi ngày càng nhiều các startup địa phương và các công ty quốc tế muốn đầu tư vào khu vực.

Protein thay thế chỉ các sản phẩm thay thế cho thịt được làm từ các thành phần có nguồn gốc thực vật hoặc được nuôi trồng trong phòng thí nghiệm. Các sản phẩm này gần đây đang ngày càng trở nên phổ biến ở các nước phương Tây và có tiềm năng phát triển lớn tại Đông Nam Á.

Được thúc đẩy từ nhu cầu sống lành mạnh và các mối quan tâm về môi trường trong khu vực, các công ty lớn và nhỏ đang hướng tới việc mở rộng kinh doanh tại ASEAN – một trong những khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trên thế giới.

Tiềm năng phát triển ngành công nghiệp "thịt nhân tạo"

Chi tiêu cho thực phẩm của người tiêu dùng Đông Nam Á được dự kiến sẽ tăng vọt trong thập kỷ tới. Theo nghiên cứu của PwC, Rabobank và Temasek, chi tiêu cho thực phẩm ở Đông Nam Á đự đoán sẽ đạt 1,1 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Con số này tăng 83% so với năm 2019 và vượt xa tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc.

Ngoài ra, 43% người tiêu dùng Indonesia được khảo sát "cho biết họ có ý định ăn chay trong một năm tới". Con số này lần lượt là 37% ở Thái Lan, 23% ở Singapore và Philippines, 20% ở Malaysia và 13% ở Việt Nam.

Số lượng người tiêu thụ tiềm năng của protein thay thế có thể sẽ tăng lên nữa nếu tính cả "những người ăn kiêng linh hoạt" - những người ăn chay nhưng vẫn tiêu thụ một ít thịt trong thực đơn của mình.

Karen Schuster, người đứng đầu đơn vị khoa học và đổi mới tại Viện Tony Blair vì sự thay đổi toàn cầu cho biết: “Các sản phẩm protein thay thế có tiềm năng cung cấp nhiều lựa chọn thực phẩm hơn cho mọi người". Tuy nhiên, tiềm năng thực sự của ngành protein thay thế nằm ở việc xây dựng được một ngành công nghiệp địa phương thu hút được nhiều nhân tài và tạo ra nhiều công việc mới.

Biểu đồ số lượng sản phẩm protein thay thế được bán cho các cửa hàng bán lẻ và các nhà hàng năm 2020 tại Đông Nam Á. Nguồn: Euromonitor International

Biểu đồ số lượng sản phẩm protein thay thế được bán cho các cửa hàng bán lẻ và các nhà hàng năm 2020 tại Đông Nam Á. Nguồn: Euromonitor International

Green Rebel Foods, một công ty startup ở Indonesia, là một doanh nghiệp đã tận dụng được thời cơ trong ngành công nghiệp protein thay thế của khu vực và trở nên thành công. Được thành lập vào năm ngoái, các sản phẩm thay thế thịt của công ty đã được đưa vào thực đơn của các chuỗi cửa hàng ăn uống lớn như Starbucks và Domino's Pizza ở Indonesia.

Sản phẩm thịt bò chay và thịt gà chay của Green Rebel Foods chủ yếu được làm từ nấm hương, đậu nành và pho mát từ hạt điều. Vào năm tới, công ty đang có kế hoạch xây dựng thêm một nhà máy khác để tăng công suất sản xuất lên gấp 10 lần so với mức 60 tấn một tháng của hiện tại.

Các tập đoàn và các công ty nước ngoài cũng đang theo dõi thị trường khu vực sát sao. Vào tháng 11, tập đoàn CP Foods của Thái Lan bắt đầu bán thịt chay ở hai thị trường Singapore và Hong Kong. Trong khi đó từ giữa tháng 11, Impossible Foods của Mỹ, một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực, bắt đầu cung cấp thịt lợn chay ở Singapore.

Growthwell Foods là một công ty thực phẩm được thành lập vào năm 1989 tại Singapore. Hiện tại, công ty này đang gia tăng sản xuất gấp đôi các loại thịt thay thế làm từ các thành phần như đậu nành và konjac. Với công suất sản xuất hàng năm là 4.000 tấn, Growthwell có kế hoạch bán sản phẩm của mình tại các siêu thị của Singapore từ đầu năm tới. Justin Chou, giám đốc điều hành của Growthwell Foods chia sẻ rằng công ty đang tìm cách khai thác tiềm năng của thị trường protein thay thế đang là xu hướng trên toàn cầu.

Singapore - Trung tâm của khu vực

Singapore đã trở thành một trung tâm cho các công ty protein thay thế trong khu vực Đông Nam Á. Quốc gia này được lựa chọn do sở hữu lượng vốn đầu tư toàn cầu lớn cũng như các công nghệ tiên tiến sẵn có.

Chính phủ Singapore cũng đang ban hành nhiều chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp protein thay thế. Next Gen Foods, một công ty sản xuất thịt gà chay, sẽ được chuyển tới một cơ sở nghiên cứu công nghệ thực phẩm vào năm sau. Cơ sở nghiên cứu này thuộc về Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu (ASTAR) và Nền tảng Thực phẩm Bền vững Châu Á - một công ty thuộc quỹ đầu tư nhà nước Temasek Holdings. Những cơ sở vật chất như thế này có giá trị rất lớn đối với các công ty startup thiếu kinh phí tiếp cận các công nghệ mới như Next Gen.

Andre Menezes, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Next Gen chia sẻ: "Chúng tôi đã chọ Singapore làm trụ sở toàn cầu cho hệ sinh thái đổi mới của mình". Cùng với việc tiến hành các nghiên cứu và phát triển trung tâm, doanh nghiệp này tự tin có thể phục vụ người tiêu dùng đa văn hóa ở quốc gia này, châu Á và trên toàn cầu với các đối tác quốc tế và các đầu bếp đẳng cấp thế giới. Ông khẳng định Singapore đang bùng nổ như một trung tâm công nghệ thực phẩm toàn cầu và cung cấp cơ sở hạ tầng mạnh mẽ để hỗ trợ đổi mới công nghệ trong ngành.

Singapore cũng là quốc gia đầu tiên trên thế giới chấp thuận việc tiêu thụ thịt được tạo trong phòng thí nghiệm. Doanh nghiệp startup Eat Just của Mỹ đã được Cơ quan Thực phẩm của nước này chấp thuận bán sản phẩm thịt gà được nuôi trong phòng thí nghiệm của mình.

Bên trong nhà mày sản xuất của Growthwell. Ảnh: Nikkei Asia

Bên trong nhà mày sản xuất của Growthwell. Ảnh: Nikkei Asia

Tuy có tiềm năng lớn, Shruti Saravanakumar, cố vấn liên kết tại Euromonitor International, cho biết rào cản lớn nhất tại thị trường ASEAN là giá cả cao và năng lực sản xuất hạn chế. Người tiêu dùng tại đây có thể hiện các mối bận tâm về môi trường. Tuy nhiên, giá cả cao đã khiến nhiều người trở nên thận trong trong việc lựa chọn các sản phẩm protein thay thế. Do đó, các sản phẩm này hiện chỉ phù hợp với những người giàu có và có nhiều điều kiện dư dả.

Mirte Gosker, quyền giám đốc điều hành của Viện Thực phẩm An toàn APAC, đồng ý với ý kiến trên. Ông cho rằng điểm nghẽn lớn nhất đối với ngành công nghiệp này ở Đông Nam Á là thiếu cơ sở hạ tầng để mở rộng sản xuất nhằm giảm chi phí sản phẩm.

Ông nhận định các nhà sản xuất thịt truyền thống có nhiều thập kỷ để mở rộng quy mô sản xuất và tăng tỷ suất lợi nhuận. Tuy nhiên, các nhà sản xuất protein thay thế không có quỹ thời gian thời gian dư dả như vậy nếu họ muốn đáp ứng được nhu cầu đang gia tăng trên toàn cầu.

Đọc tiếp

Giá dầu và giá vàng thế giới tăng sau khi Israel được nghi đã tấn công Iran ngày 19/4/2024. Ảnh: The Star

Giá dầu tăng 3% sau tin Israel tấn công Iran

Tin tức về các cuộc tấn công được nghi là do Israel tiến hành gần căn cứ không quân ở thành phố Isafahan, miền trung Iran ngày 19/4 nổ ra, làm dấy lên lo ngại về xung đột mở rộng tại Trung Đông, đẩy giá dầu và giá vàng thế giới ngay lập tức gia tăng.
Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. Ảnh: AP

Venezuela đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador

Ngày 16/4, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean (CELAC) đã ra lệnh đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador nhằm thể hiện sự đoàn kết với Mexico trong cuộc đối đầu ngoại giao với Ecuador.