Ngành thời trang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

môi trường THẾ GIỚI
09:43 - 16/11/2021
Ngành thời trang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
0:00 / 0:00
0:00
Thời trang đang là lĩnh vực làm ô nhiễm Trái Đất nghiêm trọng so với các ngành khác, theo đánh giá của giám đốc trang thương mại điện tử lớn nhất thế giới Realreal.

Thực tế cho thấy những con số bí mật vẫn ít được công bố khi ngành thời tranng đang đóng góp tới 8% tổng lượng khí thải carbon trên toàn thế giới. Lĩnh vực này đang gây ô nhiễm nhưng chưa được tầm kiểm soát nên không được đề cập trong Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow vừa qua.

Theo CNN, đó là một thiếu sót đáng tiếc khi xét trên thực tiễn hiện tại, thời trang có thể sử dụng hơn 26% ngân sách chi cho việc phân bổ xử lý carbon trên toàn cầu cho các ngành công nghiệp khác, nhằm hạn chế sự nóng lên của Trái Đất ở mức 2 độ C vào năm 2050.

Ngành thời trang đã hoạt động không kiểm soát sau nhiều thế hệ và sẽ không tự tạo ra nhiều thay đổi để tự hạn chế lượng khí thải ra môi trường nếu không có luật quy định.

Ngành thời trang đóng góp 8% lượng khí thải carbon trên toàn cầu. Ảnh: Forbes.
Ngành thời trang đóng góp 8% lượng khí thải carbon trên toàn cầu. Ảnh: Forbes.

Tuy nhiên tại Mỹ, hiện không có quy định về môi trường nào được áp cho ngành thời trang ở nước này. Các nhà phân tích cho rằng đã đến lúc đưa ngành này vào tầm ngắm để thúc đẩy các nhà lập pháp ở Mỹ hành động ngay lập tức.

Từ năm 2000 đến 2015, có tới 98% lượng khí thải của ngành công nghiệp thời trang đến từ hoạt động sản xuất khi lượng quần áo cũng tăng gấp đôi. Nguyên nhân do các thương hiệu thời trang nhanh tung ra nhiều bộ sưu tập hơn sau mỗi năm so với các thương hiệu truyền thống. Theo đó, người tiêu dùng vứt bỏ quần áo chỉ sau vài lần mặc khiến lượng hàng dệt có giá trị ngoài khu rác thải sẽ được chôn lấp hoặc đốt cháy thường xuyên. Điều này khiến khí thải càng thêm độc hại.

Với thực tế trên, các chuyên gia cho rằng các hãng cần thay đổi hành vi của người tiêu dùng sang tái sử dụng thay vì vứt bỏ những món đồ mà họ không còn mặc nữa.

Châu Âu là ví dụ điển hình về cách Quốc hội các nước trong khu vực có thể thực hiện các quy định cho ngành thời trang. Năm 2020, Pháp đã thông qua luật cấm đốt hoặc chôn lấp các mặt hàng thời trang không bán được, yêu cầu các công ty quyên góp hoặc tái chế các mặt hàng này.

Sáng kiến của Uỷ ban châu Âu nhằm giữ các sản phẩm trên toàn khu vực có chất lượng bền hơn và có thể tái chế, giải quyết các hoá chất độc hại trong mặt hàng dệt may không tác động đến môi trường. Do đó Mỹ đang chịu sức ép cần bắt đầu hành động để tham gia vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, trong đó tạo ra các chính sách để hạn chế tỷ lệ phát thải của ngành này.

Một số chính sách được các chuyên gia gợi ý là khuyến khích người dùng mua hàng hoá đã sử dụng hoặc ký gửi, khấu trừ thuế cá nhân vào cuối năm; có chế tài phạt tiền với các hành vi gây hại môi trường như tiêu huỷ sản phẩm không bán được; khuyến khích sản xuất nguyên liệu không gây hại môi trường; ngăn chặn việc sản xuất các sản phẩm dùng một lần…

Đọc tiếp

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Ông Trump thoát nguy cơ bị tịch thu tài sản

Ngày 25/3, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đạt được một chiến thắng trong việc tạm dừng phán quyết gian lận dân sự trị giá 454 triệu USD, từ đó tránh được việc bị chính quyền bang New York thực hiện các bước để tịch thu tài sản.