Ngành tôm quyết giữ mục tiêu xuất khẩu trên 4 tỷ USD giữa thách thức bủa vây

Tôm Việt nAM
23:43 - 11/03/2022
Giá thành sản xuất tôm Việt Nam vẫn còn cao hơn so với các nước trong khu vực do giá thức ăn nuôi tôm vẫn đang chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản xuất.
Giá thành sản xuất tôm Việt Nam vẫn còn cao hơn so với các nước trong khu vực do giá thức ăn nuôi tôm vẫn đang chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản xuất.
0:00 / 0:00
0:00
Sau khi mục tiêu xuất khẩu tôm 4,4 – 4,5 tỷ USD năm 2021 không được như kỳ vọng do nhiều vùng nuôi tôm trọng điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng bởi COVID-19, mục tiêu này lại tiếp tục được ngành đặt ra trong năm 2022.

Khẩn trương triển khai đăng ký đối tượng nuôi tôm chủ lực

Tại hội nghị Phát triển ngành tôm năm 2022 và ký quy chế phối hợp quản lý giống tôm nước lợ năm 2022” sáng 11/3, Tổng cục Thủy sản, cho biết, năm 2021, mặc dù tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do đại dịch COVID-19 nhưng sản lượng tôm nuôi các loại vẫn đạt 970 nghìn tấn (tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2020).

Tuy nhiên, mục tiêu xuất khẩu 4,4 – 4,5 tỷ USD đã không đạt được, thay vào đó là con số khiêm tốn hơn ở ngưỡng 3,9 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2020. Bên cạnh lý do dịch bệnh, Tổng cục Thủy sản chỉ ra nguyên nhân của kết quả này là từ nguồn tôm giống, tôm bố mẹ, tôm giống còn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Phần khai thác từ tự nhiên trong nước mới cung cấp được một phần, chưa chủ động trong sản xuất.

Hội nghị “Phát triển ngành tôm năm 2022 và ký quy chế phối hợp quản lý giống tôm nước lợ năm 2022” sáng 11/3. Ảnh: TTXVN.

Hội nghị Phát triển ngành tôm năm 2022 và ký quy chế phối hợp quản lý giống tôm nước lợ năm 2022” sáng 11/3. Ảnh: TTXVN.

Trong khi đó, giá thành sản xuất tôm Việt Nam vẫn còn cao hơn so với các nước trong khu vực. Nguyên nhân là do thức ăn nuôi tôm vẫn đang chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản xuất (khoảng trên 65% giá thành nuôi tôm công nghiệp).

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm chưa đảm bảo. Hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm chủ yếu vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.

Công tác đăng ký nuôi tôm nước lợ còn chậm, tỷ lệ đăng ký thấp dẫn đến khó khăn trong truy xuất nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Các cơ sở nuôi nhỏ lẻ thường thiếu vốn sản xuất, phải mua chịu vật tư đầu vào, chịu lãi suất cao và không có cơ hội lựa chọn sản phẩm có chất lượng, lệ thuộc vào đại lý.

Bước sang năm 2022, ngành thủy sản đặt nhiệm vụ trọng tâm đạt diện tích nuôi tôm 750.000ha (tôm sú 625.000ha, tôm thẻ 125.000ha) và sản lượng tôm các loại đạt 980 nghìn tấn (tôm sú 275 nghìn tấn, tôm thẻ chân trắng 675 nghìn tấn, còn lại là tôm khác), kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 4 tỷ USD, tăng 2,56% so với năm 2021.

Để đạt được kế hoạch trọng tâm năm 2022, Tổng cục Thủy sản nhấn mạnh giải pháp triển khai có hiệu quả thực hiện Luật thuỷ sản 2017, đặc biệt là quan tâm chỉ đạo triển khai đăng ký đối tượng thủy sản nuôi chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân trắng). Tổ chức triển khai quyết liệt các nội dung đã được sửa đổi khi Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 26/2019/NĐ-CP được ban hành.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến.

“Ngành tôm nếu không có bước giải quyết một cách căn cơ, kể cả trước mắt và lâu dài, trong khi nuôi công nghệ cao chỉ đạt trên dưới 10%, còn chủ yếu là nuôi ao đất, kháng sinh, hóa chất, chế phẩm sinh học mà cứ giữ tình trạng hiện nay, không thể chuyển từ nông nghiệp nâu sang nông nghiệp xanh thì chắc chắn rất nhiều khó khăn, thách thức”.

Từ đó, Thứ trưởng Tiến đề nghị ngành tôm xây dựng kế hoạch, chuẩn bị sẵn các điều kiện để chủ động sản xuất trong điều kiện bình thường mới, thích ứng linh hoạt với dịch COVID-19.

Những thách thức mới đối với ngành tôm Việt

Từ việc lần đầu tiên năm 2021, Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ trên 1 tỷ USD với gần 90.000 tấn sản phẩm, tăng 20% so với năm 2020, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết đây là tín hiệu tốt, nhưng cũng cần lưu ý khi tổng nhập khẩu tôm của Mỹ từ nhiều nước cũng đạt kỷ lục mới.

Năm 2021, Mỹ nhập khẩu 896 ngàn tấn tương đương 8,01 tỷ USD, tăng 20% về sản lượng và 25% về giá trị so với năm 2020. Trong đó, nhập khẩu tôm của Mỹ tăng gấp đôi từ Ecuador và 25% từ Ấn Độ. Việt Nam có thế mạnh về tôm chế biến, ngược lại với Ấn Độ và Ecuador, qua đó chiếm thị phần lớn với tôm vỏ và tôm sú lột vỏ.

Đưa ra những dự báo về thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam năm 2022, ông Hòe cho biết, Mỹ vẫn sẽ là thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam. Với sự hồi phục của chuỗi HORECA (khách sạn - nhà hàng - dịch vụ ẩm thực) và với thế mạnh tôm chế biến, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ năm 2022 sẽ tiếp tục tăng.

Sau ảnh hưởng của dịch COVID-19, xuất khẩu tôm vào thị trường Châu Âu giảm trong quý III và bắt đầu tăng mạnh trở lại trong quý IV/2021, phần lớn là xuất khẩu tôm cỡ nhỏ.

Năm 2022, nhu cầu tiêu thụ tôm tại thị trường Châu Âu bắt đầu tăng trở lại, đặc biệt tại Anh, Đức, Hà Lan, Bỉ,... Tuy nhiên, mức tiêu thụ tại Châu Âu sẽ bị tác động bởi chiến tranh Nga - Ukraine nên phần nào ảnh hưởng đến nhu cầu và kế hoạch kinh doanh trong tương lai tại thị trường này. “Xu hướng dự trữ thực phẩm có thể làm tăng nhu cầu nhập khẩu nhưng đi kèm giá thấp tại thị trường này”, ông Hòe nhận định.

Đối với thị trường Nhật Bản, đây là thị trường lớn và là thị trường truyền thống của xuất khẩu tôm Việt Nam, chiếm 15% tổng giá trị xuất khẩu tôm trong nhiều năm và là thị trường tiêu thụ tôm sú lớn nhất với giá bán bình quân cao nhất. Tuy nhiên, tôm Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với tôm Indonesia và Ấn độ đang đẩy mạnh xuất khẩu vào Nhật.

Năm 2021, do ảnh hưởng của chính sách “zero covid”, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc giảm sâu nhất trong vòng 5 năm nay. Những tháng cuối năm 2021, số liệu cho thấy xuất khẩu tăng mạnh trở lại và tiếp tục duy trì sang tháng 1 và 2/2022. Hiện nay, Việt Nam là nhà cung cấp tôm lớn thứ 3 của Trung Quốc, cạnh tranh với tôm từ Ecuador và Ấn Độ.

Ảnh tác giả

“Năm 2022, nguyên liệu tôm đủ cho chế biến nhưng giá sẽ tăng hơn do các yếu tố đầu vào sẽ biến động phức tạp. Các thị trường lớn nhất sẽ nhanh phục hồi nhu cầu, vấn đề kẹt cảng ở Mỹ dự kiến sẽ giải quyết xong trước tháng 6/202. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc vẫn cần thêm thời gian để dự báo”.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)

“Khả năng lạm phát sẽ làm giá thành sản xuất tăng làm tăng giá bán và làm suy yếu tốc độ tăng đơn hàng. Chiến tranh Nga - Ukraine tác động mạnh đến chi phí cũng như hoạt động logistics sẽ là một thách thức không nhỏ cho tăng trưởng xuất khẩu tôm”, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đưa ra dự báo.

Tổng cục Thủy sản cũng trích dẫn điều tra của Liên minh thủy sản toàn cầu (GAA) với nhiều điểm đáng chú ý. Sản lượng tôm của thế giới năm 2021 tăng khoảng 8,9% so với năm 2020 và dự đoán năm 2022 vẫn tiếp tục tăng, điều này sẽ gây ra những thách thức, tác động rất lớn đối với ngành tôm Việt Nam.

Sự cạnh tranh tại thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam trở nên gay gắt hơn, giá tôm nguyên liệu thế giới có xu hướng giảm và sự thay đổi về quy định kiểm dịch đối với sản phẩm nhập khẩu ở nhiều quốc gia, những cảnh báo về an toàn thực phẩm sẽ gây áp lực lớn cho ngành tôm Việt Nam.

Tin liên quan

Đọc tiếp