Nghệ thuật Xòe Thái nhận bằng ghi danh di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Xòe thái Việt nAM
09:13 - 25/09/2022
Đại diện cho UNESCO trao bằng công nhận "Nghệ thuật Xòe Thái" cho đại diện lãnh đạo UBND và Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh. Ảnh: VGP
Đại diện cho UNESCO trao bằng công nhận "Nghệ thuật Xòe Thái" cho đại diện lãnh đạo UBND và Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh. Ảnh: VGP
0:00 / 0:00
0:00
Tối 24/9, đại diện UNESCO đã chính thức trao bằng công nhận “Nghệ thuật Xòe Thái” cho đại diện lãnh đạo UBND các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Lai Châu và Điện Biên cùng Bộ văn hóa Thể thao & Du lịch.

Lễ đón nhận bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại do tỉnh Yên Bái phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các tỉnh tổ chức. Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam Pauline Tamesis đã đại diện UNESCO trao bằng công nhận.

Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Xòe Thái - Tinh hoa miền di sản”. Ảnh: VGP
Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Xòe Thái - Tinh hoa miền di sản”. Ảnh: VGP

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhận định, nghệ thuật Xòe Thái là biểu tượng của tinh thần đoàn kết dân tộc, sự hài hòa giữa con người với văn hóa. Đây còn là thông điệp về trách nhiệm phải giữ gìn truyền thống lịch sử các thế hệ đồng bào các tỉnh Tây Bắc.

Theo Thủ tướng, tôn vinh nghệ thuật Xòe Thái là tôn vinh giá trị của văn hóa nghệ thuật, của tinh thần đoàn kết, tinh thần trách nhiệm lịch sử của các dân tộc Tây Bắc và của người dân Việt Nam.

Để tiếp tục tạo sức sống mới, sự lan tỏa và truyền cảm hứng giá trị của nghệ thuật Xòe Thái, Thủ tướng đề nghị chính quyền, nhân dân và cộng đồng người Thái ở các tỉnh Tây Bắc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp triển khai hiệu quả “Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Xòe Thái” theo đúng cam kết với UNESCO.

Ảnh tác giả

“Chúng ta hãy làm bằng tâm huyết, bằng trái tim, bằng tấm lòng, bằng niềm tự hào, bằng nội lực để những lời ca, âm nhạc của các điệu Xòe khăn, Xòe nón, Xòe quạt, Xòe sạp, Xòe gậy, Xòe hoa... tiếp tục được nuôi dưỡng, phát triển và lan tỏa ra cộng đồng các dân tộc anh em và thế giới”

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị tiếp tục nghiên cứu, có giải pháp thiết thực, cụ thể để giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống của các dân tộc nói chung và Xòe Thái nói riêng trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển du lịch gắn kết chặt chẽ với văn hóa, con người và lịch sử.

Từ đó, góp phần đưa di sản thành tài sản, biến tiềm lực thành nguồn lực phát triển đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.

Kết thúc chương trình là màn trình diễn “Tinh hoa nghệ thuật Xòe” hội tụ những giá trị văn hóa dân gian đặc sắc tiêu biểu đã trở thành di sản của người Thái ở Tây Bắc. Ảnh: VGP
Kết thúc chương trình là màn trình diễn “Tinh hoa nghệ thuật Xòe” hội tụ những giá trị văn hóa dân gian đặc sắc tiêu biểu đã trở thành di sản của người Thái ở Tây Bắc. Ảnh: VGP

Với loại hình du lịch kết nối giữa thiên nhiên - văn hóa - con người, Xòe Thái là nét chấm phá đặc sắc của những địa danh thiên nhiên nổi tiếng của vùng đất Tây Bắc như Cao nguyên Mộc Châu, Đèo Khau Phạ, Hồ Pá Khoang… Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa có ý nghĩa đặc biệt, góp phần phát triển, làm gia tăng giá trị du lịch và trách nhiệm với văn hóa của nhân loại.

Ngày 15/12/2021, tại phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ Di sản Văn hoá phi vật thể lần thứ 16 của UNESCO diễn ra tại Thủ đô Paris (Pháp), Di sản "Nghệ thuật Xòe Thái" của Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Xoè là một loại hình vũ đạo của Việt Nam với những động tác biểu tượng cho các hoạt động của con người và được thực hành trong nghi lễ, văn hóa, đời sống và công việc. Có 3 loại hình Xòe: Xòe nghi lễ, Xòe vòng và Xòe trình diễn.

Xòe được thực hành tại các bản của người Thái chủ yếu ở 4 tỉnh Yên Bái, Sơn La, Lai Châu và Điện Biên. Trung tâm của Xòe có thể được coi ở Mường Lò (Yên Bái), Mường So (Lai Châu), Mường Lay và TP. Điện Biên Phủ (Điện Biên), Thuận Châu (Sơn La).

Đọc tiếp