Người dân Trung Quốc 'đổ xô' tìm kiếm chuyến bay quốc tế

COVID-19 TRUNG QUỐC
19:23 - 27/12/2022
Du khách tại Sân bay Quốc tế Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 27/12. Ảnh: Reuters
Du khách tại Sân bay Quốc tế Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 27/12. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Ngay sau thông tin Trung Quốc dỡ bỏ biện pháp cách ly người nhập cảnh từ ngày 8/1/2023, số lượt tìm kiếm các chuyến bay xuyên biên giới và lượng đặt vé máy bay tại nước này đã tăng lên nhanh chóng.

Dữ liệu từ nền tảng du lịch Ctrip cho thấy trong vòng nửa giờ sau khi Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) công bố tin tức trên, lượt tìm kiếm các điểm đến xuyên biên giới phổ biến đã tăng gấp 10 lần. Ctrip cho biết Macau, Hong Kong, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc là những địa điểm được tìm kiếm nhiều nhất, theo Reuters.

Dữ liệu từ nền tảng Qunar cho thấy trong vòng 15 phút sau tin tức, lượt tìm kiếm các chuyến bay quốc tế tăng gấp 7 lần, trong đó Thái Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc đứng đầu danh sách.

Nhu cầu đi lại tại Trung Quốc sẽ tăng lên khi biện pháp cách ly được dỡ bỏ. Ảnh: Reuters

Nhu cầu đi lại tại Trung Quốc sẽ tăng lên khi biện pháp cách ly được dỡ bỏ. Ảnh: Reuters

NHC cho biết, do đại dịch Covid-19 hiện đã trở nên ít nguy hiểm hơn và sẽ dần trở thành một bệnh hô hấp thông thường, công tác quản lý dịch bệnh tại Trung Quốc sẽ được hạ cấp từ ngày 8/1/2023. Cụ thể là từ cấp A quản lý nghiêm ngặt hiện tại, việc quản lý đại dịch sẽ được hạ xuống cấp B. Do đó, nước này cũng sẽ bãi bỏ các biện pháp hạn chế Covid-19 đối với người nhập cảnh, gồm cách ly đối với người dương tính và truy vết tiếp xúc.

Mặc dù Trung Quốc dự kiến ​​sẽ phục hồi mạnh mẽ vào cuối năm 2023, tuy nhiên nền kinh tế nước này trong những tuần và tháng tới sẽ đối mặt với khó khăn khi người lao động mắc Covid-19 tăng lên. Nhiều cửa hàng ở Thượng Hải, Bắc Kinh và các nơi khác đã buộc phải đóng cửa trong những ngày gần đây do nhân viên không thể đến làm việc, trong khi một số nhà máy đã cho nhiều công nhân của họ nghỉ phép đến cuối tháng Giêng âm lịch.

"Covid-19 đang lan rộng ở hầu hết các khu vực của Trung Quốc, làm gián đoạn đáng kể lịch trình làm việc bình thường. Năng suất giảm đáng kể và áp lực lạm phát trong những tháng tới có thể sẽ nghiêm trọng do nhu cầu tăng đột biến sẽ vượt xa sự phục hồi của nguồn cung”, nhà kinh tế học Dan Wang tại Hang Seng Bank China nhận định.

Ông cũng cho rằng, du lịch quốc tế được dự báo sẽ tăng mạnh, nhưng phải mất nhiều tháng nữa trước khi số lượng có thể trở lại mức trước đại dịch..

Trong khi đó, các nhà phân tích của JPMorgan cho biết mối lo ngại về sự đứt gãy chuỗi cung ứng tạm thời vẫn đang hiện hữu do lực lượng lao động tại Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. JPMorgan cũng cho biết, qua theo dõi lưu lượng tàu điện ngầm ở 29 thành phố của Trung Quốc cho thấy nhiều người dân đang hạn chế di chuyển bằng phương tiện giao thông này vì lo ngại dịch bệnh lây lan.

Đọc tiếp

Giá dầu và giá vàng thế giới tăng sau khi Israel được nghi đã tấn công Iran ngày 19/4/2024. Ảnh: The Star

Giá dầu tăng 3% sau tin Israel tấn công Iran

Tin tức về các cuộc tấn công được nghi là do Israel tiến hành gần căn cứ không quân ở thành phố Isafahan, miền trung Iran ngày 19/4 nổ ra, làm dấy lên lo ngại về xung đột mở rộng tại Trung Đông, đẩy giá dầu và giá vàng thế giới ngay lập tức gia tăng.
Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. Ảnh: AP

Venezuela đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador

Ngày 16/4, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean (CELAC) đã ra lệnh đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador nhằm thể hiện sự đoàn kết với Mexico trong cuộc đối đầu ngoại giao với Ecuador.