Nguy cơ tàu bị bỏ trên biển do chính sách áp trần dầu Nga

NĂNG LƯỢNG THẾ GIỚI
10:58 - 11/11/2022
Các tàu chở dầu ở Vịnh Nakhodka, gần bến dầu thô Kozmino bên ngoài thành phố cảng Nakhodka, Nga. Ảnh: Reuters
Các tàu chở dầu ở Vịnh Nakhodka, gần bến dầu thô Kozmino bên ngoài thành phố cảng Nakhodka, Nga. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Dù các quốc gia trong nhóm G7 và Liên minh châu Âu đã đạt được đồng thuận sẽ áp giá trần lên dầu Nga, quan chức các nước này vẫn chưa thuyết phục được ngành dịch vụ vận chuyển do mối lo ngại nhiều tàu chở dầu sẽ bị bỏ lại ngoài biển.

Theo Reuters, nhóm G7 bao gồm Mỹ, Anh, Đức và Pháp cùng các quốc gia khác, đã đồng ý thực thi một mức giới hạn giá đối với dầu từ Nga vào tháng 9. Việc áp trần giá dầu và rất có thể là cả khí đốt được thiết kế nhằm làm suy giảm lợi nhuận của Nga trong ngành năng lượng, từ đó khiến Moscow không còn đủ kinh phí để duy trì chiến dịch quân sự đặc biệt.

Chính sách này dự kiến sẽ bắt đầu vào 5/12 tới, đồng nghĩa với việc các quan chức chỉ còn 3 tuần nữa để thuyết phục được ngành dịch vụ vận chuyển rằng việc áp trần giá dầu Nga là khả thi. Tuy nhiên, động thái này gặp phải trở ngại lớn, đặc biệt là các lo ngại nó sẽ dẫn tới một cú shock giá tiềm năng như hồi tháng 6 khi EU phê duyệt hàng loạt lệnh cấm vận.

Mặt khác, bất chấp việc EU đã phê chuẩn giới hạn giá vào vào tháng 10, các công ty bảo hiểm chỉ ra rằng chính phủ các nước tham gia vào việc áp trần giá dầu Nga vẫn chưa công bố đẩy đủ các chi tiết pháp lý. Các chính phủ cũng cần đảm bảo hướng dẫn của mình không xung đột với hướng dẫn của chính phủ khác, đồng nghĩa với việc EU phải đảm bảo chúng phù hợp với hướng dẫn của Bộ Tài chính Mỹ.

Ông Lars Lange, Tổng thư ký của Liên minh Bảo hiểm Hàng hải Quốc tế (IUMI) nhận định: “Chúng tôi cần quy định tương đồng với nhau trong cộng đồng G7”. Nếu các quy định liên quan tới việc trừng phạt khác biệt giữa 3 bên Anh, Mỹ và EU, việc tuân thủ tất cả cùng 1 lúc sẽ rất khó khăn.

Ngoài các yêu cầu trên, IUMI cùng hiệp hội bảo hiểm International Group cũng yêu cầu các chính phủ G7 và EU đảm bảo rằng các chủ sở hữu chỉ cần kiểm tra bằng chứng rằng hàng hóa Nga đã được bán đúng với mức giới hạn trước khi đồng ý xếp hàng và chở hàng. Đồng thời đảm bảo rằng các công ty bảo hiểm sẽ không gặp trở ngại bất ngờ giữa hành trình vận chuyển.

Tuy nhiên ở hiện tại, lỗ hổng thông tin về chính sách áp trần giá dầu Nga vẫn đang tồn tại và nguy cơ các tàu chở dầu bị bỏ lại mà không có bảo hiểm vẫn là rất cao. Trong bối cảnh đó, các tàu này sẽ di chuyển tới gần các cảng, đặt ra vấn đề an toàn lớn cho các quốc gia lân cận trong trường hợp dầu tràn. Đặc biệt, khi đó các dịch vụ tài chính và kỹ thuật sẽ bị rút lại và không ai nhận hàng.

Theo ông George Voloshin, Chuyên gia chống tội phạm tài chính toàn cầu tại ACAMS giải thích thêm, nếu tàu chở dầu gặp rủi ro và bảo hiểm bị thu hồi giữa chuyến đi, người mua và thương nhân sẽ buộc phải tự tìm cách giải quyết số hàng hóa rất có thể nằm trong diện trừng phạt. Hệ quả của việc này có thể trở nên tương đối lộn xộn và làm phức tạp thêm chính sách suy giảm doanh thu năng lượng của Nga.

Ông Mike Salthouse, người đứng đầu công ty bảo hiểm tàu ​​toàn cầu North có trụ sở tại Anh, nhận định: “Đây sẽ là một diễn biến tồi tệ vì sẽ không ai muốn những con tàu không có bảo hiểm ngồi ngoài khơi”. Nếu điều này xảy ra quá thường xuyên, chính sách áp trần giá dầu Nga sẽ phản tác dụng và đi ngược lại với những gì Liên minh EU / G7 đang cố gắng đạt được.

Đọc tiếp