Nhân viên Twitter lo ngại khi tỷ phú Elon Musk tham gia quản trị

Mạng xã hội twitter
13:04 - 08/04/2022
Tỷ phú Elon Musk sẽ gia nhập Hội đồng quản trị tại Twitter sau khi trở thành cổ đông lớn nhất của mạng xã hội này. Ảnh: MSNBC
Tỷ phú Elon Musk sẽ gia nhập Hội đồng quản trị tại Twitter sau khi trở thành cổ đông lớn nhất của mạng xã hội này. Ảnh: MSNBC
0:00 / 0:00
0:00
Thông tin CEO Tesla Elon Musk sẽ gia nhập Hội đồng quản trị tại Twitter đã khiến một số nhân viên tỏ ra lo ngại về khả năng kiểm duyệt nội dung của công ty truyền thông xã hội này trong tương lai. 

Chỉ vài giờ sau thông tin tỷ phú Elon Musk - một người luôn tự nhận "theo chủ nghĩa tự do ngôn luận" - mua đủ cổ phần để trở thành cổ đông lớn nhất của Twitter, những người có tư tưởng bảo thủ chính trị bắt đầu đăng tải các dòng trạng thái tràn ngập trên mạng xã hội với lời kêu gọi mở lại tài khoản cho cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, theo Reuters.

Ông Donald Trump đã bị cấm sử dụng Facebook và Twitter sau cuộc bạo loạn ở Điện Capitol ngày 6/1/2021 do lo ngại về việc kích động bạo lực.

"Bây giờ ElonMusk là cổ đông lớn nhất của Twitter. Đã đến lúc dỡ bỏ kiểm duyệt chính trị. Hãy mang Donald Trump trở lại!", Hạ nghị sỹ Đảng Cộng hòa Lauren Boebert đã đăng dòng trạng thái trên Twitter.

Trong tuần này, Twitter tái khẳng định rằng hội đồng quản trị không đưa ra quyết định chính sách. Tuy nhiên, 4 nhân viên Twitter chia sẻ với Reuters rằng, họ lo ngại về khả năng ông Musk gây ảnh hưởng đến các chính sách của công ty đối với người dùng.

Với việc CEO Tesla trở thành thành viên hội đồng quản trị, các nhân viên cho biết quan điểm của ông về việc điều hành có thể làm suy yếu những nỗ lực kéo dài nhiều năm để biến Twitter trở thành một nơi diễn ngôn lành mạnh. Ông Musk cũng có thể cho phép diễn ra các cuộc tấn công bằng ngôn ngữ trên mạng xã hội.

Sau lệnh cấm ông Donald Trump sử dụng Facebook và Twitter, tỷ phú Elon Musk đã đăng tải dòng tweet cho rằng nhiều người sẽ không hài lòng với việc các công ty công nghệ Mỹ đóng vai trò là "trọng tài trên thực tế về quyền tự do ngôn luận".

Mối quan tâm của "cổ đông lớn nhất Twitter"

Tỷ phú Elon Musk chưa nói rõ ông ấy muốn làm gì với tư cách là thành viên hội đồng quản trị Twitter, nhưng đã thông báo ý định của mình bằng những dòng tweet trên mạng xã hội này.

Nhiều nhân viên Twitter lo ngại ông Musk sẽ thay đổi các chính sách của công ty. Ảnh: Getty Images

Nhiều nhân viên Twitter lo ngại ông Musk sẽ thay đổi các chính sách của công ty. Ảnh: Getty Images

Một tuần trước khi ông Musk tiết lộ nắm giữ 9,1% cổ phần tại Twitter, ông đã thăm dò ý kiến ​​từ hơn 80 triệu người theo dõi của mình về việc liệu trang web có đang tuân thủ nguyên tắc tự do ngôn luận hay không và đa số bình chọn “không”.

Một số nhân viên Twitter yêu cầu giấu tên chỉ ra lịch sử sử dụng mạng xã hội này của ông Musk để tấn công các nhà phê bình. Năm 2018, vị tỷ phú này bị chỉ trích vì cáo buộc một thợ lặn người Anh đã giúp giải cứu những đứa trẻ bị mắc kẹt trong một hang động ở Thái Lan là "một kẻ ấu dâm".

Khi được yêu cầu bình luận, một phát ngôn viên của Twitter đã lặp lại một tuyên bố rằng hội đồng quản trị "đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn và phản hồi toàn bộ dịch vụ của chúng tôi", nhưng các hoạt động và quyết định hàng ngày được thực hiện bởi ban quản lý và nhân viên của Twitter.

"Twitter cam kết công bằng trong việc phát triển và thực thi các chính sách và quy tắc của mình", người phát ngôn này cho biết.

Tuy nhiên, một số nhân viên khác bình luận rằng: “Tôi thấy thật khó tin khi hội đồng quản trị không có ảnh hưởng. Nếu đúng như vậy, tại sao ông Musk lại muốn có một vị trí trong hội đồng quản trị?"

Trong khi đó, những nhân viên khác nói rằng sự tham gia của CEO Tesla có thể giúp đẩy nhanh tốc độ ra mắt sản phẩm và tính năng mới, đồng thời cung cấp một góc nhìn mới mẻ với tư cách là một người dùng tích cực của Twitter.

Cả Tesla và ông Elon Musk đều không trả lời yêu cầu bình luận.

Một nhân viên cho biết, hội đồng quản trị của Twitter nổi bật trong các cuộc thảo luận bên trong công ty, nhiều hơn so với các công ty công nghệ khác. Đó là bởi vì không giống như Meta Platforms, nơi nhà sáng lập kiêm CEO Mark Zuckerberg kiểm soát công ty thông qua cơ cấu cổ phần kép, Twitter chỉ có một loại cổ phiếu duy nhất. Điều này khiến công ty dễ bị tổn thương hơn bởi những nhà hoạt động như ông Musk. Ví dụ, các bộ phận trong Twitter thường xem xét cách truyền đạt chiến lược hoặc quyết định cho hội đồng quản trị.

Sự trở lại của ông Donald Trump

Một nhân viên Twitter tiết lộ rằng, công ty hiện không có kế hoạch khôi phục tài khoản cho ông Donald Trump. Người phát ngôn của Twitter cũng khẳng định không có kế hoạch đảo ngược bất kỳ quyết định chính sách nào.

Tuy nhiên, theo ý kiến của một nhà phân tích ô tô kỳ cựu, người bao quát phong cách điều hành của ông Musk tại Tesla, quyết định như vậy có thể chỉ là vấn đề thời gian.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị Twitter cấm vĩnh viễn tài khoản. Ảnh: Fox 13 News
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị Twitter cấm vĩnh viễn tài khoản. Ảnh: Fox 13 News

Nhà phân tích Sam Abuelsamid của Guidehouse Insights cũng nhận định: "Nếu ông Donald Trump thực sự giàu có, ông ấy cũng muốn làm điều tương tự, nhưng không đủ khả năng. Vì vậy, ông Musk đang làm những gì mà ông Trump muốn làm. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu Twitter khôi phục tài khoản của ông Trump khi ông Elon sở hữu gần 10% công ty này".

Về lâu dài, các nhân viên cho biết sự tham gia của tỷ phú Musk có thể thay đổi văn hóa doanh nghiệp của Twitter, thứ mà họ cho rằng hiện tại coi trọng tính toàn diện. CEO Tesla và SpaceX đã phải đối mặt với sự chỉ trích rộng rãi vì đăng các meme chế giễu người chuyển giới, nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, cũng như so sánh một số nhà lãnh đạo thế giới với Hitler.

Một số người đã hoảng hốt trước sự chào đón nồng nhiệt mà tỷ phú Elon Musk nhận được từ CEO Twitter Parag Agrawal và người đồng sáng lập Jack Dorsey, nên đã quyết định tìm việc khác.

“Tôi không muốn làm việc cho ai đó như ông Elon Musk”, một người cho biết.

Tin liên quan

Đọc tiếp