Nhiều nước tham gia 'giải cứu giá dầu' cùng Mỹ

dầu mỏ MỸ
17:44 - 24/11/2021
Tổng thống Joe Biden thông báo mở kho dự trữ dầu hôm 23/11. Ảnh: CNN
Tổng thống Joe Biden thông báo mở kho dự trữ dầu hôm 23/11. Ảnh: CNN
0:00 / 0:00
0:00
Một số quốc gia tiêu thụ nhiên liệu lớn nhất thế giới đang tham gia nỗ lực của Mỹ nhằm hạ giá dầu đang cao kỷ lục và kiềm chế lạm phát.

Trong tuyên bố hôm 23/11, Nhà Trắng cho biết Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và Anh sẽ tham gia sáng kiến mở kho dự trữ dầu với Mỹ. Đây là kết quả ​​sau nhiều tuần thảo luận để hình thành kế hoạch kiềm chế giá cả tăng cao.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), tổ chức giám sát nguồn cung dầu toàn cầu thay mặt cho các nền kinh tế hàng đầu thế giới, cho biết họ tôn trọng quyết định của các quốc gia về "giải quyết tốt nhất các thách thức mà những nước này đang đối mặt"

Cơ quan này nhận định: "Chúng tôi nhận thấy giá dầu tăng đang đặt gánh nặng lên người tiêu dùng và gây thêm áp lực lạm phát trong thời kỳ kinh tế chưa phục hồi hoàn toàn và còn hàng loạt rủi ro".

Chính phủ Mỹ đã yêu cầu xả 50 triệu thùng dầu từ Kho Dự trữ Dầu Chiến lược để "giải cứu" giá năng lượng. Ảnh: Oilprice

Chính phủ Mỹ đã yêu cầu xả 50 triệu thùng dầu từ Kho Dự trữ Dầu Chiến lược để "giải cứu" giá năng lượng. Ảnh: Oilprice

Tính đến ngày 19/11, Mỹ có 604,5 triệu thùng dầu trong kho dự trữ dầu chiến lược, theo Bộ Năng lượng Mỹ. Động thái xả kho dự trữ diễn ra trong bối cảnh Nhà Trắng phải đối mặt với áp lực về việc điều chỉnh giá dầu đang ở mức cao kỷ lục khiến lạm phát tăng đột biến nhất trong nhiều thập kỷ.

Tổng thống Joe Biden gọi đây là "vấn đề" của cả Mỹ và toàn thế giới. Đồng thời ông nhấn mạnh rằng, mặc dù giá tăng đột biến thường chỉ là tạm thời, nhưng "không có nghĩa là chúng ta nên đứng yên và chờ giá tự giảm”. Phía Mỹ dự kiến sẽ xả khoảng 50 triệu thùng dầu từ Kho dự trữ Dầu mỏ Chiến lược. Số dầu này được kỳ vọng sẽ đưa vào thị trường vào tháng 12.

Trong khi đó Ấn Độ đã đồng ý xuất kho 5 triệu thùng, đúng thời hạn theo thỏa thuận với 5 nước còn lại. "Ấn Độ đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về việc nguồn cung dầu bị các nước sản xuất dầu điều chỉnh dưới mức nhu cầu, dẫn đến giá cả tăng cao và gây ra nhiều hệ lụy", New Delhi cho biết ngay sau thông báo của Nhà Trắng. Một số bang của Ấn Độ đã phải thực hiện biện pháp “thắt lưng buộc bụng” để cắt giảm thuế nhiên liệu địa phương, kiềm chế sự đội giá.

Còn chhính phủ Hàn Quốc thì cho biết, thời gian và lượng dầu được giải phóng từ kho trữ sẽ được quyết định sau khi tham vấn với các nước khác. Trong cuộc khủng hoảng tại Libya năm 2011, khi cuộc xung đột làm gián đoạn nguồn cung dầu khiến toàn cầu giảm 1,8 triệu thùng một ngày, Hàn Quốc đã phải xả gần 3,5 triệu thùng dầu - tương đương khoảng 4% dự trữ quốc gia của nước này.

Tại châu Âu, Anh thông báo sẽ cho phép các công ty "tự nguyện giải phóng" trữ lượng dầu lên tới 1,5 triệu thùng. Họ gọi đây là "một bước đi hợp lý nhằm hỗ trợ thị trường toàn cầu khi đang hồi phục trong đại dịch." Theo người phát ngôn của chính phủ Anh: “Như chúng tôi đã nói trước đây, chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với các đối tác quốc tế của mình. Chúng tôi sẽ làm mọi thứ để hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu thông qua quá trình chuyển đổi sau đại dịch”.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và nhà nhập khẩu dầu lớn nhất là Trung Quốc thì cho biết, họ đang thực hiện nghiên cứu một đợt xả kho dầu dự trữ. Người phát ngôn của Cục Dự trữ Thực phẩm và Chiến lược Quốc gia nước này cung cấp thông tin rằng nước này đang "thúc đẩy các công việc liên quan đến việc xả dầu thô vào lúc này”. Dù vây, ông từ chối bình luận về việc liệu động thái này có phải do đề nghị từ phía Mỹ hay không.

Trung Quốc không công bố nhiều dữ liệu về trữ lượng dầu. Tuy nhiên, trong năm 2017, chính quyền đã thành lập 9 cơ sở dự trữ dầu lớn trên khắp đất nước, với sức chứa khoảng 37,7 triệu tấn.

Tại nước láng giềng Đông Á, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tuần trước đã xác nhận rằng nước này sẽ xả kho dầu dự trữ nhà nước. "Chúng tôi đã và đang hợp tác với Mỹ để ổn định thị trường dầu mỏ quốc tế", ông cho biết. Đồng thời, ông Kishida nhấn mạnh việc ổn định giá dầu thô là rất quan trọng để giúp nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19. Nhật Bản hiện có 388 triệu thùng trong tổng dự trữ dầu thô chiến lược tính đến tháng 6/2020, theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).

Tin liên quan

Đọc tiếp

Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. Ảnh: AP

Venezuela đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador

Ngày 16/4, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean (CELAC) đã ra lệnh đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador nhằm thể hiện sự đoàn kết với Mexico trong cuộc đối đầu ngoại giao với Ecuador.