Nhóm doanh nghiệp liên quan đến Tân Hoàng Minh vay hơn 9.000 tỷ đồng trái phiếu trước khi bỏ cọc

THỊ TRƯỜNG bđs
17:17 - 13/01/2022
Tân Hoàng Minh bỏ cục có thể tạo ra hệ lụy với một mức giá nhà đất bị đẩy lên cao và có thể là "bong bóng BĐS".
Tân Hoàng Minh bỏ cục có thể tạo ra hệ lụy với một mức giá nhà đất bị đẩy lên cao và có thể là "bong bóng BĐS".
0:00 / 0:00
0:00

Giới tài chính và BĐS đến nay vẫn chưa thể hết sốc khi nhận tin "bom tấn" tung ra khi Tập đoàn Tân Hoàng Minh xin tự huỷ kết quả đấu giá lô đất Thủ Thiêm, và bỏ cọc 600 tỷ đồng. Tuy nhiên, Tân Hoàng Minh đã làm gì trước khi bỏ cọc đất Thủ Thiêm?

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam - VBMA, trong năm 2021, các doanh nghiệp có liên quan đến Tân Hoàng Minh vay trái phiếu khoảng hơn 9.000 tỷ đồng trong năm 2021, dù trái phiếu bất động sản bị siết chặt.

Cụ thể, theo báo cáo của VBMA, theo báo cáo của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong tháng 12, thị trường trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận tổng cộng 80 đợt phát hành riêng lẻ trong nước với tổng giá trị huy động 65.757 tỷ đồng .

Trong đó ngân hàng và bất động sản vẫn là 2 nhóm ngành có khối lượng trái phiếu lớn nhất với giá trị lần lượt đạt 46.926 tỷ đồng và 9.538 tỷ đồng , chiếm 71,4% và 14,5% tổng giá trị phát hành của tháng. Huy động vốn qua hình thức phát hành trái phiếu tập trung phần lớn ở nhóm Sun Valley, Bách Hưng Vương và Wealth Power... những doanh nghiệp có mối liên hệ mật thiết với Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Trong đó, doanh nghiệp có giá trị phát hành lớn nhất là Công ty CP Đầu Tư Sun Valley với giá trị 3.560 tỷ đồng, trái phiếu có kỳ hạn 4 năm. Công ty được thành lập năm 2018 với vốn điều lệ hiện đạt 650 tỷ đồng.

Xếp sau là Công ty CP Bách Hưng Vương với giá trị huy động 2.980 tỷ đồng, trái phiếu được phát hành riêng lẻ theo kỳ hạn 1 năm. Công ty được thành lập năm 2018 với vốn điều lệ hiện là 536 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, CTCP Wealth Power (thuộc ngành năng lượng) cũng huy động được 2.880 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn một năm.

Báo cáo của VBMA nêu rõ, 2 doanh nghiệp bất động sản CTCP Đầu Tư SunValley và CTCP Bách Hưng Vương cùng với CTCP Wealth Power đã phát hành tổng cộng gần 10.000 tỷ đồng trái phiếu giai đoạn gần đây và những công ty này đều có mối liên hệ mật thiết với Tân Hoàng Minh, doanh nghiệp bất động sản mới trúng thầu khu đất Thủ Thiêm với mức giá kỷ lục.

Tuy nhiên, báo cáo phát hành trái phiếu riêng lẻ của 3 đơn vị trên đều khá "kiệm lời" khi không cung cấp các thông tin cơ bản của đợt phát hành trái phiếu như lãi suất, mục đích huy động, trái chủ, các đơn vị tham gia thu xếp, tài sản đảm bảo...

Trước đó, một số đơn vị thuộc Tân Hoàng Minh cũng tích cực trong việc huy động vốn bằng kênh trái phiếu như Công ty Bất động sản Ngôi Sao Việt huy động được 2.700 tỷ đồng trong tháng 7 và tháng 9/2021; Công ty Soleil huy động 1.750 tỷ đồng trong tháng 7, tháng 8 và tháng 11; Công ty Cung điện Mùa Đông huy động được 450 tỷ đồng vào cuối tháng 11.

Trong năm 2021, thị trường có tổng cộng 964 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước. Trong đó, có 937 đợt phát hành riêng lẻ với tổng giá trị khoảng 570.000 tỷ đồng (chiếm 95,8% tổng giá trị phát hành), 23 đợt phát hành ra công chúng giá trị 26.340 tỷ (chiếm 4,6% ) và 4 đợt phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế tổng giá trị 1,425 tỷ USD.

Trong đó ngân hàng và bất động sản vẫn là 2 nhóm ngành có khối lượng trái phiếu lớn nhất với giá trị lần lượt đạt 46.926 tỷ đồng và 9.538 tỷ đồng , chiếm 71,4% và 14,5% tổng giá trị phát hành của tháng.

Với riêng ngành bất động sản, điều đáng chú ý là phần lớn nguồn vốn huy động được đến từ nhóm có liên quan đến tập đoàn Tân Hoàng Minh với giá trị 9.420 tỷ đồng.

Siết trái phiếu bất động sản

Việc tấp cập huy động vốn bằng trái phiếu của Tân Hoàng Minh diễn ra ngay sau vụ đấu giá đất kỷ lục hơn 2,4 tỷ đồng /m2 tại khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tổng giá trị mà tập đoàn này cần thanh toán lên đến 24.500 tỷ đồng và giới đầu tư quan tâm nhiều đến kế hoạch tìm nguồn vốn để nộp.

Như vậy, trong khoảng thời gian tháng 7-12/2021, Tân Hoàng Minh đã có thể thu hút về 14.320 tỷ đồng chỉ riêng từ kênh trái phiếu, tương đương khoảng 58% số tiền cần nộp. Đây là con số chưa kể đến các kênh khác như vốn tự có, vốn vay ngân hàng...

Trong khi công chúng đang theo dõi sát sao diễn biến vụ việc và đặt câu hỏi về việc Tân Hoàng Minh sẽ huy động vốn ra sao thì đến ngày 11/1, mạng xã hội "rúng động" với "tâm thư" của ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc tập đoàn này, xin tự nguyện "bỏ cọc".

Tân Hoàng Minh bỏ cọc lô đất trúng thầu ở Thủ Thiêm

Tân Hoàng Minh bỏ cọc lô đất trúng thầu ở Thủ Thiêm

Cụ thể, phía Tân Hoàng Minh muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá lô đất 3-12 khu chức năng số 3, khu đô thị mới Thủ Thiêm và chấp nhận mọi chế tài về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng này theo quy định pháp luật. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chấp nhận mất gần 600 tỷ đồng tiền cọc.

Trong một diễn biến khác, ngày 21/12/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 1767/CĐ-TTg về tình hình thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất trong thời gian qua. Trong công điện, Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo rà soát các tổ chức tín dụng cho các nhà đầu tư vay tiền tham gia đấu giá đất bảo đảm đúng quy định của pháp luật, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về cho vay vốn tín dụng.

Thực tế, các ngân hàng đang khá dè dặt với việc cấp tín dụng cũng như tham gia mua trái phiếu của doanh nghiệp khi các chính sách của nhà nước hướng về việc thắt chặt sau khi trái phiếu bất động sản tăng nóng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 16/2021/TT-NHNN siết chặt hoạt động mua trái phiếu của các tổ chức tín dụng trong tháng 11. Điểm nhấn quy định chi tiết về trường hợp tổ chức tín dụng không được phép mua trái phiếu doanh nghiệp với mục đích: để tái cơ cấu nợ; góp vốn/mua cổ phần tại các doanh nghiệp khác; tăng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp phát hành.

Ngày 3/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký công điện về quản lý, thanh tra, kiểm tra phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Bộ Tài chính được yêu cầu thanh kiểm tra việc phát hành, sử dụng vốn thu được từ trái phiếu, nhất là trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp bất động sản, ngân hàng có liên quan tới doanh nghiệp bất động sản.

Tân Hoàng Minh bỏ cọc đất Thủ Thiêm tạo hệ lụy gì?

Việc từ bỏ quyền thực hiện kết quả đấu giá, không chỉ đưa đến một tiền lệ xấu cho các hoạt động đấu giá tiếp theo, mà còn để lại một thị trường bất động sản nhiễu loạn, méo mó về giá. Cụ thể, giá đất tại Thủ Thiêm, khu vực xung quanh Thủ Thiêm và TP.HCM đã có sự biến động lớn khi tăng vùn vụt chỉ trong thời gian ngắn.

Giá đất tăng nhưng không đúng với giá trị thực chắc chắn khiến nhiều nhà đầu tư "khóc dở mếu dở". Bởi lẽ giá đất sau khi tăng "sốc" giờ sẽ giảm mạnh do Tân Hoàng Minh bỏ cọc. Nếu nhà đầu tư lỡ ôm đất lúc giá cao thì giờ chấp nhận lỗ nặng.

Về thị trường BĐS, việc tham gia đấu giá đất Thủ Thiêm và chấp nhận mất cọc của Tân Hoàng Minh có thể để tạo ra một mặt bằng giá đất mới. Điều này không chỉ có lợi trực tiếp cho những tài sản của Tân Hoàng Minh mà còn tạo ra hệ lụy với một mức giá nhà đất bị đẩy lên cao và có thể là "bong bóng BĐS". Các khoản nợ xấu phần lớn từ cho vay bất động sản của hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian qua là một minh chứng rõ nét.

Tác động của việc đẩy giá BĐS đã gây ra "cục máu đông" nợ xấu cho hệ thống tài chính. Không chỉ dừng lại ở tác động trên mà còn các khía cạnh khác của nền kinh tế như đóng băng thị trường BĐS, suy giảm tăng trưởng kinh tế, quyền mưu cầu nhà ở của người dân.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐCĐCĐ Gelex. Ảnh: Minh Phong - MekongASEAN

ĐHĐCĐ Gelex: Mục tiêu doanh thu 1,3 tỷ USD

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của CTCP Tập đoàn Gelex (HoSE: GEX) được tổ chức ngày 28/3 tại Khách sạn Melia Hanoi, Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo. Đại hội có sự tham dự của 54,05% vốn điều lệ công ty.