Nhóm G7 tung 5 tỷ USD giải quyết khủng hoảng lương thực toàn cầu

Lương thực G7
16:54 - 28/06/2022
Các lãnh đạo G7 tại khách sạn Schloss Elmau ở Elmau, Đức, ngày 27/6. Ảnh: Reuters
Các lãnh đạo G7 tại khách sạn Schloss Elmau ở Elmau, Đức, ngày 27/6. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Ngày 28/6, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G7, lãnh đạo các nước phát triển nhất thế giới cam kết hỗ trợ 5 tỷ USD cho an ninh lương thực toàn cầu, trong bối cảnh cuộc xung đột Nga -Ukraine khiến hàng triệu người có thể bị đói do thiếu nguồn cung.

Theo Reuters, thông tin trên được một quan chức cấp cao của Mỹ tiết lộ. Vị này cho biết, Mỹ sẽ cung cấp 1 nửa số tiền trên để dành cho các hoạt động chống lại nạn đói ở 47 quốc gia và tài trợ cho các tổ chức khu vực.

Khoảng 2 tỷ USD trong cam kết sẽ dành cho các hoạt động can thiệp nhân đạo trực tiếp, cũng như 760 triệu USD khác sẽ dành cho "hỗ trợ lương thực" để "tăng cường khả năng phục hồi và năng suất của các hệ thống lương thực trên toàn thế giới.

Từ trái sang phải: Thủ tướng Anh Boris Johnson, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Italy Mario Draghi tại Hội nghị thượng đỉnh G7, ngày 28/6. Ảnh: Reuters

Từ trái sang phải: Thủ tướng Anh Boris Johnson, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Italy Mario Draghi tại Hội nghị thượng đỉnh G7, ngày 28/6. Ảnh: Reuters

Cuộc chiến ở Ukraine, sự suy thoái kinh tế nghiêm trọng, đặc biệt là lạm phát lương thực và năng lượng tăng vọt là những vấn đề "nổi cộm" chi phối hội nghị thượng đỉnh năm nay. Cam kết hỗ trợ an ninh lương thực của G7 được đưa ra trong bối cảnh Nga đang phải hứng chịu hàng loạt biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây, liên quan đến cuộc chiến tại Ukraine. Trong khi đó, xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine hay phân bón của Nga cũng là những mặt hàng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cuộc chiến này.

Khi được hỏi liệu các nhà lãnh đạo G7 có tìm cách để Ukraine sớm có thể xuất khẩu ngũ cốc hay không, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết: "Chúng tôi đang nỗ lực làm mọi việc cho điều này".

Cuộc khủng hoảng lương thực đang đe dọa đẩy người dân các nước đang phát triển rơi vào cảnh đói nghèo cùng cực. Theo số liệu của Chương trình Lương thực thế giới (WFP), 323 triệu người trên thế giới có thể đối mặt với nạn đói trong năm nay.

Trước đó, trong cuộc họp ngày 27/6, lãnh đạo các nước G7 đặt mục tiêu huy động 600 tỷ USD trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2027 để thực hiện Sáng kiến "Đối tác về Cơ sở hạ tầng và Đầu tư toàn cầu". Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại các nước đang phát triển sẽ được thực hiện trong 5 năm, trong đó Mỹ cam kết huy động 200 tỷ USD và 400 tỷ USD từ các nền kinh tế còn lại.

"Tôi muốn nói rõ. Đây không phải là viện trợ hay từ thiện. Đây là một khoản đầu tư sẽ mang lại lợi nhuận cho tất cả người dân", Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố, đồng thời nói thêm rằng dự án sẽ cho phép các quốc gia "thấy được những lợi ích cụ thể của việc hợp tác với các nền dân chủ".

Nhà lãnh đạo Mỹ cũng cho cho biết, hàng trăm tỷ USD bổ sung có thể đến từ các ngân hàng phát triển đa phương, các tổ chức tài chính phát triển, quỹ tài sản có chủ quyền và các quỹ khác để đóng góp cho Sáng kiến.

Tin liên quan

Đọc tiếp