Nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh tăng tích cực tại TP HCM

TÀI CHÍNH Việt nAM
10:48 - 13/05/2022
0:00 / 0:00
0:00
Dòng vốn ngân hàng đang đổ mạnh vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại TP HCM, trong đó tăng trưởng tín dụng dành riêng cho nhóm khách hàng nằm trong các khu công nghiệp, khu chế xuất lên tới 24,4% trong cuối quý I/2022.

Sau khoảng thời gian ảnh hưởng kéo dài từ dịch bệnh trong quý III và IV/2021, đến nay, dòng vốn ngân hàng tại TP HCM đang dần ổn định và đổ mạnh vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, trong quý I/2022, tín dụng riêng đối với các khách hàng là doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất đã có dấu hiệu tăng trưởng tốt hơn trước với hơn 23%, gấp hơn 3 lần so với tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân tại TP HCM.

Đánh giá của các ngân hàng cho thấy, hiện nay nhu cầu vốn tại các doanh nghiệp đang rất cần được ưu tiên nhằm phục vụ cho việc đầu tư mở rộng quy mô, tới vốn lưu động để quay vòng sản xuất... số lượng khách hàng mới cũng từ đó mà mở rộng nhiều hơn.

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cho biết, tăng trưởng tín dụng dành riêng cho nhóm khách hàng nằm trong các khu công nghiệp, khu chế xuất lên tới 24,4% trong cuối quý I/2022, với tổng dư nợ trên 400.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, cũng theo Ngân hàng Nhà nước, trong tháng 4 này, tăng trưởng tín dụng trên địa bàn TP HCM cũng tăng đột biến với hơn 7%, cao nhất so với cùng kỳ nhiều năm trước đây. Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn hiện đạt trên 3 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 30% tổng dư nợ tín dụng trên toàn quốc.

Tín dụng tăng nhanh do nhu cầu vốn phục hồi sản xuất kinh doanh cải thiện đáng kể. Trong đó, tín dụng bằng tiền đồng chiếm ưu thế, chiếm 93% và tăng trưởng cao hơn tốc độ bình quân khi đạt tới 7,6%.

Các khoản vay của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đáng chú ý là khu chế xuất bứt phá mạnh mẽ, khi đạt mức tăng tới 23,4% so với cuối năm ngoái, đạt trên 400.000 tỷ đồng.

Đặc biệt, các nhóm ngành xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; dư nợ tín dụng ngắn hạn bằng VND đạt 196.000 tỷ đồng với lãi suất không quá 4,5%/năm.

Trong đó, dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, 76% trong tổng dư nợ của chương trình này. Mặt bằng lãi suất duy trì ổn với lãi suất huy động tăng nhẹ chưa đến 0,2%, chủ yếu ở các sản phẩm tiền gửi đặc thù.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất, nhiều ngân hàng cũng đã đẩy mạnh các chương trình cho vay với mức lãi suất tương đối thấp, chỉ khoảng 4-5%/năm và được dự báo sẽ tiếp tục duy trì theo hướng ổn định hiện nay.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.