Những siêu thị đầu tiên giảm thuế VAT còn 8%

THUẾ VAT Việt nAM
16:15 - 09/02/2022
Những siêu thị đầu tiên giảm thuế VAT còn 8%
0:00 / 0:00
0:00
Lotte Mart, GO!, Big C, Tops Market là những siêu thị đầu tiên công bố giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8%, cùng với hàng chục hàng sản phẩm được áp dụng giá bán mới theo chính sách thuế VAT đã giảm.

Hàng chục ngàn sản phẩm giảm thuế VAT xuống còn 8% tại các chuỗi bán lẻ của Central Retail và Lotte Mart.

Phía Central Retail cho biết, hưởng ứng chương trình kích cầu từ Chính phủ, theo Nghị quyết số 43/2022/QH15, các hệ thống bán lẻ thuộc tập đoàn Central Retail đã áp dụng giá bán được cập nhật theo thuế giá trị gia tăng mới, giúp người tiêu dùng mua sắm tiết kiệm hơn.

Theo đó, từ đầu tháng 2/2022, người tiêu dùng khi mua sắm tại hệ thống đại siêu thị GO!, Big C, và các siêu thị Tops Market trên toàn quốc đã có thể kiểm tra thông tin thuế VAT mới trên hóa đơn - mức thuế đã giảm từ 10% xuống còn 8%.

Tại Hệ thống đại siêu thị GO!, Big C sẽ có trên 20.000 sản phẩm (gồm thực phẩm khô, nước giải khát, sữa, bánh kẹo, thời trang, hàng gia dụng,…), được áp dụng giá bán mới, giảm 2% thuế VAT.

Bên cạnh đó, tại hệ thống siêu thị Tops Market giá bán được cập nhật theo thuế VAT mới cũng được áp dụng đối với khoảng 12.000 sản phẩm.

Các siêu thị đồng loạt áp dụng giảm thuế VAT còn 8%.

Các siêu thị đồng loạt áp dụng giảm thuế VAT còn 8%.

Việc Chính phủ ban hành Nghị định 15 quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022 của Quốc hội, có hiệu lực từ 1/2/2022 được các chuyên gia đánh giá là “một mũi tên trúng nhiều đích”. Đây là một trong những chính sách giảm thuế có tác động rộng rãi và rõ ràng nhất đến thị trường trong năm 2022. Với việc được giảm thuế VAT đầu vào, người bán có điều kiện để giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ khi sức ép về chi phí tăng cao.

Chủ tịch Hội tư vấn Thuế Việt Nam Nguyễn Thị Cúc đưa ra phân tích, việc giảm thuế VAT sẽ giúp Chính phủ hoàn thành 2 mục tiêu: Thứ nhất là hỗ trợ tăng trưởng kinh tế từ 2 phía là sản xuất kinh doanh và tiêu dùng; Thứ 2 là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Thuế VAT hiện nay là sắc thuế chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu ngân sách nhà nước. Vì vậy, việc giảm thuế 10% xuống 8% sẽ tiết kiệm được cho người tiêu dùng. Tiết kiệm được 50.000 tỷ đồng nhưng không phải để đấy mà sẽ tái đầu tư sản xuất kinh doanh với đầu vào của nguyên vật liệu hoặc tái mua thêm hàng hóa tiêu dùng. Đây là lần đầu tiên thuế VAT được giảm đồng bộ từ khâu nhập khẩu, sản xuất đến gia công, tiêu dùng.

Còn theo TS Vũ Đình Ánh – chuyên gia kinh tế, trước đây cũng có các chính sách miễn, giảm thuế, phí, các nguồn động viên nhưng chỉ tập trung vào thuế trực thu, như thuế thu nhập DN đối với các DN khó khăn, khủng hoảng, còn lần này giảm thẳng vào thuế gián thu mà ở đây là thuế VAT.

Điều này đã nhấn mạnh vai trò của chính sách tài khóa. Bởi nếu trước đây, các gói hỗ trợ lấy trụ cột là giãn, hoãn thì nay Nhà nước đã quyết tâm giảm các khoản thu vào ngân sách Nhà nước. Thuế VAT phổ thông hiện nay là 10% nên khi giảm 2% sẽ có tác động đến toàn bộ giao dịch trên thị trường.

Như vậy, người bán có điều kiện không phải tăng giá khi mà sức ép về chi phí tăng cao, thách thức còn nhiều. Khả năng tiêu thụ theo đó cũng được hỗ trợ mạnh mẽ. Với người tiêu dùng trước sức ép về thu nhập, nếu được giảm 2% thuế VAT, đồng nghĩa họ sẽ trực tiếp tiết kiệm được 2% chi tiêu.

Do chính sách không áp dụng giảm thuế cho tất cả mặt hàng đang chịu thuế VAT 10%, nên trong thời gian đầu triển khai nhiều doanh nghiệp đang gặp nhiều lúng túng. Trên thực tế, việc bóc tách trong cùng một ngành nghề kinh doanh các mặt hàng chịu thuế 10% và 8% không hề đơn giản ngay cả với các kế toán đã có kinh nghiệm.

Tin liên quan

Đọc tiếp