Nikkei Asia: Sản xuất công nghệ của Việt Nam tương đồng với 'con hổ châu Á'

CÔNG NGHỆ Việt nAM
12:53 - 22/09/2022
Bên trong nhà máy Manutronics tại tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Reuters
Bên trong nhà máy Manutronics tại tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Việt Nam được nhận xét là có nhiều lợi thế để thu hút các công ty nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Trong tương lai, trên các hộp đựng Apple Watch hoặc MacBook, người mua có thể quen thuộc với dòng chữ "Được lắp ráp tại Việt Nam".

Tiếp nối những nền kinh tế “con hổ châu Á”

Trong những thập kỷ trước, các nền kinh tế "con hổ châu Á" đã chứng minh rằng một hành trình vươn lên từ công nghệ là có thể thực hiện được. Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Trung Quốc đại lục đều bắt đầu từ ngành sản xuất công nghệ thấp và dần dần nâng cao lên ô tô, chất bán dẫn và robot.

Nikkei Asia nhận xét, Việt Nam đang định hướng phát triển giống như các nền kinh tế trên, bằng cách tăng sự thu hút đầu tư từ các công ty công nghệ nước ngoài.

Hiện tại, tập đoàn công nghệ Apple của Mỹ đang nhập sản phẩm tai nghe AirPods từ Việt Nam và cũng thử nghiệm sản xuất đồng hồ thông minh và máy tính xách tay tại các nhà máy ở đây. Việc có thể sản xuất những thiết bị công nghệ phức tạp hơn giúp Việt Nam chạm vào biểu tượng thành công về ngành sản xuất trong nước, cũng như thể hiện quyết tâm tham gia chuỗi cung ứng điện tử toàn cầu.

Biểu đồ tăng trưởng xuất khẩu công nghệ của một số nước (giai đoạn 2010 - 2020). Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Biểu đồ tăng trưởng xuất khẩu công nghệ của một số nước (giai đoạn 2010 - 2020). Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Dữ liệu cho thấy, Việt Nam là nền kinh tế duy nhất có quy mô và trình độ phát triển lọt vào top 6 trong danh sách các nhà cung cấp linh phụ kiện của Apple. Vào năm 2020, Apple sản xuất sản phẩm iPhone từ 21 nhà cung cấp tại Việt Nam, tăng từ 14 vào năm 2018.

Trong giai đoạn 2010 - 2020, Việt Nam đang ghi nhận mức tăng trưởng mạnh nhất trong xuất khẩu công nghệ so với nhiều nước châu Á. Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao năm 2020 đạt 42%, tăng từ mức 13% so với năm 2010.

Những bước đầu tiên đầy hứa hẹn

Khu vực phía Nam thủ đô Hà Nội, nơi từng là khu vực nông thôn với những cánh đồng, đã thay đổi sang diện mạo mới khi đón nhận làn sóng đầu tư của các công ty công nghệ nước ngoài. Tại đây, các khu công nghiệp đã được xây dựng, trở thành điểm đến đầu tư của nhiều hãng, có thể kể đến nhà cung cấp Wistron của Apple, Seoul Semiconductor và Anam Electronics, những công ty xuất khẩu loa Bluetooth JBL và hệ thống âm thanh Yamaha.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc, nhiều công ty Mỹ đã chuyển nhà cung cấp sang Việt Nam để tránh các biện pháp trừng phạt. Đại dịch Covid-19 gây ra các đợt phong tỏa ở Trung Quốc, cũng khiến nhiều công ty nước ngoài - bao gồm cả Apple - chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam.

Công nhân chế tạo loa tại nhà máy Anam Electronics gần Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: Nikkei Asia

Công nhân chế tạo loa tại nhà máy Anam Electronics gần Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: Nikkei Asia

Tuy nhiên, theo Nikkei Asia, để có thể vươn lên từ ngành sản xuất công nghệ như các nền kinh tế "con hổ châu Á", Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Nền kinh tế toàn cầu hiện đã biến đổi theo chiều hướng khác so với trước đây, cũng như sự chiếm lĩnh thị trường của ngành sản xuất Trung Quốc. Bên cạnh đó, toàn cầu hóa đang bước vào một giai đoạn mới và khó dự báo, sự bất ổn của chuỗi cung ứng và cạnh tranh địa chính trị.

Việt Nam có nhiều lợi thế như các nền kinh tế trên để thu hút các thương hiệu công nghệ nước ngoài, như lực lượng lao động kỷ luật, chi phí thấp và chính sách công nghiệp của Nhà nước. Nhưng theo Nikkei Asia, Việt Nam cần cải thiện một số yếu tố quan trọng như nâng cao trình độ chuyên môn và cơ sở hạ tầng.

Các vấn đề trong ngành sản xuất công nghệ của Việt Nam vẫn còn tồn tại. Trong đó, giá trị các mặt hàng công nghệ xuất khẩu chưa tăng cao và không có thương hiệu công nghệ mạnh trong nước, mà phần lớn chỉ là cung cấp dây chuyền lắp ráp cho các thương hiệu lớn của các quốc gia khác.

Gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics của Hàn Quốc được coi là một ví dụ. Mặc dù đã hoạt động tại Việt Nam 14 năm và phụ thuộc vào dây chuyền sản xuất một nửa số lô hàng điện thoại thông minh, nhưng Samsung vẫn chỉ nêu tên một số nhà cung cấp nước ngoài ở Việt Nam trong danh sách 25 nhà cung cấp hàng đầu của hãng vào năm 2020.

Bên cạnh đó, Việt Nam từng có thế mạnh là nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. Tuy nhiên, nếu mức lương cho công nhân trong nhà máy tăng lên, thì các công ty nước ngoài có thể sẽ lựa chọn các nước láng giềng có nhân lực giá rẻ hơn.

Ngoài ra, các công ty cũng có thể bị thu hút bởi các chính sách về nước của chính phủ của họ (ví dụ như Nhật Bản), hoặc bởi mong muốn "tiến gần" tới các thị trường lớn (như Mỹ Latinh hoặc châu Phi). Các rủi ro khác có thể kể đến như đầu tư nước ngoài có chất lượng thấp, ô nhiễm môi trường hoặc các tiến bộ công nghệ quá đắt đỏ khiến các Việt Nam buộc phải tăng chi phí phát triển và khó có thể tăng hạng trong chuỗi giá trị.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Giá dầu và giá vàng thế giới tăng sau khi Israel được nghi đã tấn công Iran ngày 19/4/2024. Ảnh: The Star

Giá dầu tăng 3% sau tin Israel tấn công Iran

Tin tức về các cuộc tấn công được nghi là do Israel tiến hành gần căn cứ không quân ở thành phố Isafahan, miền trung Iran ngày 19/4 nổ ra, làm dấy lên lo ngại về xung đột mở rộng tại Trung Đông, đẩy giá dầu và giá vàng thế giới ngay lập tức gia tăng.
Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. Ảnh: AP

Venezuela đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador

Ngày 16/4, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean (CELAC) đã ra lệnh đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador nhằm thể hiện sự đoàn kết với Mexico trong cuộc đối đầu ngoại giao với Ecuador.