Nông sản xuất khẩu chính tuần qua đều ghi nhận đà giảm

Nông Sản Việt nAM
08:37 - 07/03/2022
Giá nông sảm tuần qua ghi nhận đà giảm - Ảnh: minh họa
Giá nông sảm tuần qua ghi nhận đà giảm - Ảnh: minh họa
0:00 / 0:00
0:00
Giá cà phê, cao su và hồ tiêu, những mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam trong tuần qua có chung xu hướng đi xuống.

Giá cà phê diễn biến thất thường

Trong tuần qua, giá cà phê nội địa trong nước tại các tỉnh nhìn chung đều giảm. Tại tỉnh Đăk Lăk, giá cà phê đã giảm từ 41.000 đồng/kg ở phiên đầu tuần xuống còn 39.700 đồng/kg trong phiên cuối. Tại Gia Lai và Đăk Nông đồng loạt giảm từ 40.900 đồng/kg xuống mức 39.600 đồng/kg. Tỉnh Lâm Đồng có mức giảm tương tự, từ 40.400 đồng/kg xuống mức 39.100 đồng/kg.

Trên sàn quốc tế, giá cà phê có xu hướng phục hồi sau chuỗi ngày giảm. Tại sàn London, sau đà giảm liên tiếp 5 ngày, trong phiên cuối tuần giá cà phê Robusta có dấu hiệu phục hồi. Cụ thể, giá cà phê Robusta giao kỳ hạn tháng 3/2022 tăng từ 2162 USD/tấn lên 2187 USD/tấn; kỳ hạn tháng 5/2022 tăng từ 2013 USD/tấn lên 2038 USD/tấn.

Tnhư tại sàn New York, giá cà phê Arabica trong phiên cuối tuần lại ghi nhận mức giảm ngày thứ thứ 3 liên tiếp. Cụ thể, giá Arabica phiên cuối tuần giao kỳ hạn tháng 3 đã giảm từ 237.25 USD Cent/lb (ngày 2/3) xuống mức 224.15 USD Cent/lb; kỳ hạn tháng 5 từ 236 USD Cent/lb xuống mức 224.25 USD Cent/lb.

Giá cao su giảm 4 phiên liên tiếp

Trong phiên giao dịch cuối tuần, giá cao su ghi nhận mức cao nhất tại Bà Rịa – Vũng Tàu, đạt 79.500 đồng/kg; thấp nhất tại Gia Lai và Đồng Nai, đạt 78.000 đồng/kg. So với phiên giao dịch đầu tuần, giá cao su cuối tuần giảm từ 2.000 – 4.000 đồng/kg.

Trong khi đó, giá cao su thế giới có sự biến động mạnh do tác động từ xung đột Nga – Ukraine. Theo Cục Xuất nhập khẩu, trong tháng 2, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt biến động trái chiều.

Cụ thể, tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE) Nhật Bản, giá cao su có xu hướng tăng mạnh kể từ đầu tháng 2. Ngày 28/2, giá cao su RSS3 giao tháng 3 giao dịch ở mức 261,5 Yên/kg (tương đương 2,26 USD/kg), tăng 14% so với cuối tháng 1, nhưng vẫn thấp hơn 4% so với cùng kỳ năm 2021.

Tại Thái Lan, giá có xu hướng tăng mạnh kể từ đầu tháng 2/2022. Ngày 25/2/2022, giá cao su RSS3 chào bán ở mức 70,57 Baht/kg (tương đương 2,16 USD/kg), tăng 16,3% so với cuối tháng 1, nhưng vẫn thấp hơn 0,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Ở chiều ngược lại, giá cao su tại sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) lại giảm mạnh. Ngày 28/2, giá cao su RSS3 giao tháng 3 ở mức 13.645 Nhân dân tệ/tấn (tương đương 2,16 USD/kg), giảm 2,5% so với cuối tháng 1 và giảm 14,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 2 ước đạt khoảng 100 nghìn tấn, trị giá 178 triệu USD, giảm 48% về lượng và giảm 46% về trị giá so với tháng 1 nhưng không biến động nhiều so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 2 tháng đầu năm, xuất khẩu cao su đạt khoảng 293 nghìn tấn, trị giá 509 triệu USD, không biến động về lượng, nhưng tăng 6,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Giá tiêu giảm từ 2.500 – 3.500 đồng/kg

Trong phiên giao dịch cuối tuần ngay6/3, giá tiêu trong nước có đà tăng nhẹ, 500 đồng/kg. Tuy nhiên, nhìn chung trong cả tuần, giá tiêu ghi nhận mức giảm. Cụ thể, giá tiêu ghi nhận giảm 3 phiên, tăng 3 phiên và 1 phiên đi ngang.

Giá tiêu tại Đăk Lăk và Đăk Nông trong phiên cuối tuần (6/3) đã giảm 2.500 đồng/kg so với phiên đầu tuần, từ 82.500 đồng/kg xuống còn 80.000/kg. Tại Gia Lai, giá tiêu phiên đầu tuần từ 81.000 đồng/kg xuống còn 78.500 đồng/kg trong phiên cuối tuần. Giá tiêu Đồng Nai từ 82.000 đồng/kg xuống còn 78.500 đồng/kg; Bà Rịa – Vũng Tàu từ 84.500 đồng/kg xuống còn 81.000 đồng/kg; Bình Phước từ 83.500 đồng/kg xuống còn 80.000 đồng/kg.

Ngày 4/3, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) đã công bố kết quả khảo sát hồ tiêu 2022 tại Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đắk Nông, Đắk Lắk và Gia Lai. Theo đánh giá, vụ hồ tiêu 2022 ở các tỉnh đang bước vào đợt thu rộ. Dự kiến cuối tháng 3 đầu tháng 4 cơ bản sẽ kết thúc.

Khảo sát cho thấy tồn kho của các năm trước hiện vẫn còn nhiều, tập trung ở các hộ và đại lý có tiềm lực kinh tế mạnh. Lực lượng này có thể tăng cường lượng hàng trữ trong trong bối cảnh hồ tiêu đang trong chu kỳ tăng giá và hạn chế bán ra thị trường.

Phần lớn các hộ được khảo sát cho rằng sẽ trữ tiêu vụ mới, chỉ bán ra khi có nhu cầu chi tiêu và có kỳ vọng giá tăng. Thực tế này có thể xảy ra nguy cơ tăng giá ảo như năm trước. Có thể nói rằng lượng tiêu trong dân từ các mùa trước vẫn còn tương đối, đó là chưa kể lượng dự trữ tại các đại lý, công ty lớn, có tiềm lực tài chính đã thu mua tích trữ từ các vụ trước.

Tin liên quan

Đọc tiếp