Phía sau vị trí số 1 thị phần môi giới của VPS

CHỨNG KHOÁN Việt nAM
15:23 - 06/01/2022
VPS bất ngờ chiếm lĩnh thị phần môi giới năm 2021.
VPS bất ngờ chiếm lĩnh thị phần môi giới năm 2021.
0:00 / 0:00
0:00
VPS giữ thị phần áp đảo trên cả HoSE, HNX, UPCoM lẫn phái sinh. Tuy nhiên lợi nhuận đạt được của công ty này lại kém xa các đối thủ.

Trong danh sách 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới cổ phiếu lớn nhất trong năm 2021 của Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE), Công ty cổ phần Chứng khoán VPS đứng vị trí quán quân. Thị phần của VPS là 16,14%. SSI trở thành cựu đương kim vô địch khi về đích ở vị trí thứ 2 với thị phần chiếm 11,05%. Tiếp sau là VNDS, HSC, VCSC, TCBS, MSA…

Trước đó, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội cũng công bố VPS dẫn đầu thị phần môi giới cổ phiếu sàn HNX và UPCoM với tỷ lệ lần lượt 17,02% và 23,95%. Riêng thị phần môi giới chứng khoán phái sinh, VPS chiếm 56,68% và lớn hơn tổng thị phần của các công ty còn lại trong top 10 cộng lại.

VPS vượt mặt các tên tuổi lớn ngành chứng khoán về doanh thu môi giới từ quý 1 năm nay. Có thể nói, cục diện quý 1 còn khá cân bằng giữa VPS và SSI. Tuy nhiên, kể từ quý II/2021, doanh thu môi giới của VPS bắt đầu bỏ xa các đối thủ.

Mặc dù chiếm lĩnh thị phần môi giới lớn nhất trên tất cả các sàn giao dịch, nhưng chỉ số về hiệu quả kinh doanh của VPS lại không được tỷ lệ thuận cho lắm. Thống kê từ báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2021 của các công ty chứng khoán cho thấy, đã có 6 công ty đạt mức lợi nhuận trước thuế trên 1.000 tỷ đồng. VPS không nằm trong số đó.

Theo danh sách, TCBS đạt mức lợi nhuận cao nhất với 2.847 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ; SSI đạt 2.063 tỷ đồng, tăng 92% so với cùng kỳ; VNDirect tăng tới 232% so với cùng kỳ, đạt 1.822 tỷ đồng; VCSC đạt 1.267 tỷ đồng, tăng gần 150% so với cùng kỳ; HSC đạt 1.151 tỷ đồng, tăng 135% so với cùng kỳ; SHS đạt 1.028 tỷ đồng, gấp 2 lần so với cùng kỳ.

VPS dẫn đầu về thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có bảo đảm.

VPS dẫn đầu về thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có bảo đảm.

Trong khi đó, báo cáo tài chính quý 3/2021 của VPS cho thấy, lợi nhuận trước thuế 3 quý đầu năm của công ty chỉ đạt 751 tỷ đồng, tăng 66% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, riêng quý 3 ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế 300 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm trước và chiếm tới 40% lợi nhuận của VPS trong 9 tháng đầu năm.

Điều đáng nói, doanh thu 3 quý đầu năm của VPS lên tới 6.648 tỷ đồng, gấp gần 9 lần lợi nhuận trước thuế. Với tỷ suất lợi nhuận/doanh thu chỉ ở mức 11%, thì việc công ty này không có tên trong danh sách top lợi nhuận kể trên cũng là điều dễ hiểu.

Theo giới phân tích, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của VPS đạt thấp là do công ty này rất mạnh tay trong cuộc đua tranh giành thị phần. VPS có một đội ngũ môi giới khổng lồ, lên tới cả ngàn nhân viên chính thức và hàng ngàn cộng tác viên. Hoa hồng môi giới cho nhân viên cũng ở mức cao nhất trên thị trường hiện nay, lên tới 80%.

Ngoài ra, VPS còn thường xuyên đưa ra các chương trình ưu đãi khủng dành cho khách hàng như miễn, giảm phí giao dịch trong thời gian dài cho những người mở mới tài khoản chứng khoán; hạ lãi vay margin; tổ chức giải đấu theo thể thức của thể thao điện tử với giải thưởng hơn 3 tỷ đồng…

Có thể thấy, sự gia nhập của nhà đầu tư cá nhân với hơn 1,5 triệu tài khoản được mở mới trong năm 2021 đã làm xoay chuyển cơ cấu thị phần của các công ty chứng khoán. Dự báo, cuộc đua sắp tới còn tăng tốc hơn khi thị trường vẫn chưa có dấu hiệu hạ “sốt”.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.