Philippines nới lỏng điều kiện cho các nhà bán lẻ nước ngoài

bán lẻ Philippines
16:12 - 17/01/2022
Một trung tâm mua sắm ở Manila. Lĩnh vực bán lẻ của Philippines bị chi phối bởi các công ty địa phương. Ảnh: Kimberly Dela Cruz
Một trung tâm mua sắm ở Manila. Lĩnh vực bán lẻ của Philippines bị chi phối bởi các công ty địa phương. Ảnh: Kimberly Dela Cruz
0:00 / 0:00
0:00
Philippines, quốc gia có luật đầu tư nước ngoài khắt khe bậc nhất châu Á, chuẩn bị nới lỏng một số đạo luật đầu tư FDI đối với các nhà bán lẻ nước ngoài, nhằm tạo điều kiện thu hút làn sóng đầu tư mới hậu Covid-19. 

Tổng thống Rodrigo Duterte đã ký sửa đổi Luật Tự do hóa Thương mại Bán lẻ năm 2000 hôm 6/1 vừa qua, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà bán lẻ nước ngoài được mở cửa hàng tại nước này. Đạo luật sẽ có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và được những người ủng hộ nhận xét “như một biện pháp tăng cường khả năng cạnh tranh”. Tuy nhiên, các hãng địa phương lại coi đây như một “con dao đe dọa dịch vụ bán hàng bản địa”.

Đạo luật được sửa đổi bằng cách giảm yêu cầu vốn trả tối thiểu đối với các công ty nước ngoài từ 2,5 triệu USD xuống 490.000 USD. Các rào cản gia nhập khác như giá trị ròng bắt buộc, số lượng chi nhánh và các điều kiện về hồ sơ theo dõi cũng được loại bỏ.

Nhà cung cấp đồ nội thất Thụy Điển Ikea gần đây đã mở chi nhánh lớn nhất trên thế giới tại Manila. Ảnh: Cliff Venzon

Nhà cung cấp đồ nội thất Thụy Điển Ikea gần đây đã mở chi nhánh lớn nhất trên thế giới tại Manila. Ảnh: Cliff Venzon

Đây là một trong ba đạo luật quan trọng nhằm mở cửa nền kinh tế Philippines, đã được thúc đẩy bởi đội ngũ kinh tế của Tổng thống Duterte. Bộ trưởng Tài chính Carlos Dominguez cho biết, luật thương mại bán lẻ trước đây "ưu đãi một cách không công bằng khi ưu tiên các doanh nghiệp lớn, ngăn cản các nhà đầu tư nhỏ hơn nhưng đa dạng như các công ty khởi nghiệp tham gia thị trường bán lẻ Philippines; đặt ra nhiều quy định phức tạp đối với các nhà bán lẻ nước ngoài”.

Nới lỏng hạn chế - Hé cửa cho đầu tư bán lẻ

Ngành công nghiệp bán lẻ địa phương đã phản đối việc nới lỏng này, nhưng ông Duterte cho rằng đây là luật ưu tiên để giúp nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Bất chấp các thương hiệu bán lẻ nước ngoài gần đây rục rịch khai trương tại quốc gia này như hãng cung cấp đồ nội thất Thụy Điển Ikea mở chi nhánh lớn nhất thế giới, cửa hàng quần áo Nhật Bản Uniqlo mở trụ sở của lớn nhất ở Đông Nam Á, lĩnh vực bán lẻ của nước này vẫn bị chi phối bởi các công ty nội địa. Có thể kể đến tập đoàn SM Investments và Robinsons Retail Holdings của Tập đoàn Gokongwei – những gã bán lẻ nội địa khổng lồ đang thâu tóm thị trường Philippines.

Theo dữ liệu của Bộ Thương mại và Công nghiệp, ngoài Ikea và Uniqlo, hiện có khoảng 20 nhà bán lẻ nước ngoài, bao gồm hãng quần áo Thụy Điển H&M, công ty bán đồ thể thao Pháp Decathlon và chuỗi cửa hàng tiện lợi Nhật Bản FamilyMart, đã đủ điều kiện kinh doanh theo Luật Tự do hóa Thương mại Bán lẻ năm 2000.

Philippines đứng đầu bảng ở châu Á về Chỉ số hạn chế FDI do OECD tổng hợp. Dữ liệu: OECD

Philippines đứng đầu bảng ở châu Á về Chỉ số hạn chế FDI do OECD tổng hợp. Dữ liệu: OECD

Philippines đứng đầu bảng ở châu Á về Chỉ số hạn chế FDI (Chỉ số hạn chế quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) trong lĩnh vực bán lẻ.

Ngân hàng trung ương Philippines cho biết, nước này đã nhận được 83,5 triệu USD vốn FDI vào lĩnh vực bán lẻ vào năm 2020, tương đương với 6% tổng vốn đầu tư vào năm đó.

John Forbes, cố vấn cấp cao của Phòng Thương mại Mỹ của Philippines, nhận xét: "Các sửa đổi trong đạo luật chính là một cuộc cải cách quan trọng. Trong thời gian tới chắc chắn sẽ thu hút nhiều nhà bán lẻ nước ngoài mới”.

Chris Nelson, Giám đốc điều hành tại Phòng Thương mại Anh và là người có kế hoạch quảng bá luật mới cho các công ty Anh, cho biết luật này sẽ cải thiện khả năng cạnh tranh của Manila trong nỗ lực tìm kiếm đầu tư trực tiếp nước ngoài. “Vấn đề là vẫn có một số lo ngại, nhưng trên thực tế, đạo luật này củng cố mặt cạnh tranh của ngành bán lẻ. Nó có thể đem lại thêm nhiều khoản đầu tư mới”.

Những trái chiều từ doanh nghiệp trong nước

Tuy nhiên, Hiệp hội các nhà bán lẻ Philippines, nhóm ngành công nghiệp địa phương, tỏ ra nghi ngờ. Roberto Claudio, Phó Chủ tịch PRA Roberto Claudio cho biết: “Với mức đầu tư tối thiểu 500.000 USD, tôi nghi ngờ liệu chính phủ có thu hút được nguồn đầu tư nước ngoài đáng kể hay không”.

Ông cho biết các đại gia bán lẻ nước ngoài, như chuỗi siêu thị khổng lồ Walmart và Tesco, trước đây đã tìm đến Philippines. “Nếu họ muốn vào, tất cả các nhà bán lẻ nước ngoài này sẽ vào bất cứ lúc nào,” Claudio nói.

Đạo luật tự do hóa bán lẻ đã được sửa đổi của Philippines có thể gây khó khăn cho các nhà bán lẻ nhỏ tại địa phương. Ảnh: Reuters

Đạo luật tự do hóa bán lẻ đã được sửa đổi của Philippines có thể gây khó khăn cho các nhà bán lẻ nhỏ tại địa phương. Ảnh: Reuters

Claudio tin rằng các công ty nước ngoài này không phải do yêu cầu về vốn đầu tư mà chần chừ, chủ yếu họ bị ngăn cản bởi các vấn đề liên quan đến tham nhũng, an ninh trật tự và đơn giản là lĩnh vực bán lẻ vốn đã cạnh tranh gay gắt. “Kinh doanh ở Philippines không hấp dẫn lắm”, Claudio nhận xét.

Ông nói thêm rằng yêu cầu vốn thấp đối với người nước ngoài "sẽ là nước đi không tốt, nếu không muốn nói là hủy hoại ngành công nghiệp MSME của chúng tôi".

Ông cũng chỉ ra thực tế số lượng các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa chiếm 98% doanh nghiệp của Philippines. Các doanh nghiệp nhỏ trong nước có thể chưa sẵn sàng cho sự cạnh tranh của nước ngoài. "Bán lẻ là điểm đầu vào của hầu hết các doanh nhân Philippines. Nếu chính phủ cho họ cạnh tranh với nước ngoài, họ sẽ gặp bất lợi".

Hai sự sửa đổi luật kinh tế khác cũng đã được Philippines tiến hành. Đầu tiên là sửa đổi đối với Luật Đầu tư Omnibus năm 1987 đã được Tổng thống Duterte ký. Thứ hai là sửa đổi đối với Đạo luật dịch vụ công 85 năm tuổi, nâng giới hạn sở hữu nước ngoài 40% trong các lĩnh vực như viễn thông và hàng không, đã được phê duyệt bởi cả hai viện của Quốc hội.

Tuy nhiên, Victor Abola, chuyên gia kinh tế tại Đại học Châu Á và Thái Bình Dương, cho biết sẽ mất một thời gian trước khi các luật này tạo ra tác động đáng kể đến nền kinh tế Philippines - vốn đã trải qua cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong năm đại dịch 2020.

“Tất cả những sửa đổi đều tạo động lực tốt để thu hút FDI. Tuy nhiên, tôi không nghĩ rằng chúng ta nên kỳ vọng vào dòng vốn lớn ngay lập tức vì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đợi cho đến khi chính quyền mới lên nắm quyền”, Abola nói.

Philippines sẽ tổ chức Tổng tuyển cử vào tháng 5/2022.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Giá dầu và giá vàng thế giới tăng sau khi Israel được nghi đã tấn công Iran ngày 19/4/2024. Ảnh: The Star

Giá dầu tăng 3% sau tin Israel tấn công Iran

Tin tức về các cuộc tấn công được nghi là do Israel tiến hành gần căn cứ không quân ở thành phố Isafahan, miền trung Iran ngày 19/4 nổ ra, làm dấy lên lo ngại về xung đột mở rộng tại Trung Đông, đẩy giá dầu và giá vàng thế giới ngay lập tức gia tăng.