Quý I/2022, nhà băng nào tăng trưởng lợi nhuận tốt nhất?

TÀI CHÍNH Việt nAM
10:42 - 15/04/2022
0:00 / 0:00
0:00
Bộ phận phân tích của Chứng khoán SSI (SSI Research) vừa ước tính lợi nhuận quý I/2021 của một số ngân hàng, trong đó hầu hết đều có mức tăng trưởng lợi nhuận dương trong quý I, trừ Vietinbank (CTG)

Theo ước tính của SSI Research, kết quả kinh doanh quý I/2022 cho thấy VPBank (VPB) được dự báo có lợi nhuận cao nhất trong số các ngân hàng với 11.000 tỷ đồng, tăng 175% so với cùng kỳ. Lợi nhuận của nhà băng đến từ việc ghi nhận đầy đủ phí trả trước từ hợp đồng bancassurance với AIA và tăng trưởng tốt tại bảng cân đối kế toán với mức tăng trưởng tín dụng đạt 7% và huy động đạt 12%.

SSI cũng dự báo cả năm 2022, lợi nhuận VPBank đạt khoảng 25.000 tỷ đồng (tăng 71% so với năm ngoái).

Vietcombank (VCB) cũng nằm trong top đạt được lợi nhuận cao với 9.500 tới 10.000 tỷ đồng, tăng 10-16% so với cùng kỳ. Tăng trưởng tín dụng của VCB duy trì mạnh mẽ trong Q1/2022 ở mức 6-7% YTD (Q1/2021: +3,7% YTD). NIM cũng cải thiện nhờ tối ưu hóa LDR.

SSI cho rằng ngân hàng có thể sẽ ghi nhận phí trả trước bancassurance trong kỳ, điều này tương tự với cùng kỳ năm trước. Do đó chất lượng tài sản cải thiện nhẹ do nợ tái cơ cấu giảm.

Trong khi đó, ngân hàng BIDV (BID) ước tính lợi nhuận trước thuế quý I đạt 4,2 nghìn tỷ đồng tăng 23,7% so với cùng kỳ, nhờ tăng trưởng tín dụng tốt 4,7% so với đầu năm, tăng 14,7% so với cùng kỳ và tối ưu hóa hệ số LDR tiền gửi tăng 1,4% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức dưới 1%.

Còn tăng trưởng tín dụng của Techcombank (TCB) cũng có thể đạt 10-11% YTD trong Q1/2021. Tuy nhiên, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế ước tính ở mức khá (+14-15% so với cùng kỳ), do ngân hàng có thể tăng dự phòng để tạo bộ đệm tốt hơn cho tăng trưởng tín dụng.

Đối với MBBank, ngân hàng này có thể tăng trưởng tín dụng khoảng 10-11% trong quý đầu năm, giúp đạt lợi nhuận trước thuế ít nhất là 5.500 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. Còn tại VIB, nhóm phân tích kỳ vọng ngân hàng có thể đạt 2,2 nghìn tỷ đồng trong quý 1/2022, tăng 24% so với cùng kỳ. Doanh thu từ bancassurance tăng 8% lên 270 tỷ đồng trong khi NIM ổn định.

Đối với ngân hàng ACB, kết quả kinh doanh được SSI kỳ vọng sẽ tiếp tục ổn định nhờ tăng trưởng tín dụng 5% so với đầu năm nay. Tỷ lệ thu hồi nợ xấu tại bank này cũng ghi nhận tốt và chất lượng tài sản cũng ổn định. Qua đó, lợi nhuận trước thuế của ACB ước tính đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ.

SSI Research cũng ước tính lợi nhuận trước thuế quý I/2022 của SHB đạt 3,2 nghìn tỷ đồng, tăng 92% so với cùng kỳ nhờ tăng trưởng tín dụng 5% so với đầu năm, và tăng trưởng tiền gửi 2,5% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,5% trong khi NIM ước tính ổn định.

Với HDBank (HDB), tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng mẹ và HD Saison ước tính tăng 7% và 10% so với đầu năm. Chất lượng tài sản được kiểm soát tốt khiến tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng mẹ duy trì ở mức 1,2 - 1,3% và HDSaison dưới 7%. Do đó, với việc giảm áp lực trích lập dự phòng, giúp lợi nhuận trước thuế có thể đạt 2.300 - 2.400 tỷ đồng (tăng 10-14% so với cùng kỳ).

Tại Sacombank (STB), ước tính lợi nhuận trước thuế quý I/2022 có thể đạt 1.400-1.500 tỷ đồng, tăng 40-50% so với cùng kỳ với tăng trưởng đến từ thu nhập hoạt động mạnh mẽ và kiểm soát tốt chi phí dự phòng.

Do tăng trưởng tín dụng duy trì ở mức 9,5% so với đầu năm và tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức dưới 1,3%, nên tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của MSB dự kiến đạt 1.500 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ. Kết quả này chưa bao gồm lợi nhuận từ việc bán FCCom. Ngân hàng MSB được dự báo tăng trưởng tín dụng 9,5% so với đầu năm và tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức dưới 1,3%, nên tăng trưởng lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 1.500 tỷ đồng (tăng 31% so với cùng kỳ). Kết quả này chưa bao gồm lợi nhuận từ việc bán FCCom.

Tăng trưởng tín dụng của TPBank (TPB) cũng có thể đạt 10-11% YTD trong quý I/2021. Tuy nhiên, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế ước tính ở mức khá (+14-15% so với cùng kỳ) do ngân hàng có thể tăng dự phòng để tạo bộ đệm tốt hơn cho tăng trưởng tín dụng.

Ở chiều tăng trưởng ngược lại, SSI dự báo Vietinbank (CTG) mặc dù tăng trưởng tín dụng và huy động ước tính ở mức cao (7% và 5%) tại thời điểm cuối tháng 3, nhưng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng có thể thấp hơn so với cùng kỳ do mức so sánh cao trong quý I/2021. Phí trả trước từ Bancassurance với Manulife có thể chưa được ghi nhận trong quý I/2022.

Nhóm phân tích cũng ước tính lợi nhuận cả năm 2022 của VietinBank đạt 21.500 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ nhờ tăng trưởng tín dụng khá ở mức 10-12%, thu nhập ngoài lãi cải thiện và áp lực trích lập dự phòng giảm. Ước tính này chưa bao gồm khoản phí trả trước từ hợp đồng bancasssurance với Manulife và lợi nhuận từ việc thoái vốn công ty con.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.