Ra mắt ứng dụng số cho Diễn đàn tôm Việt

Tôm Việt nAM
12:19 - 25/03/2022
Lễ ra mắt ứng dụng "Diễn đàn tôm Việt" được tổ chức vào sáng 25/3. Ảnh: VnExpress.
Lễ ra mắt ứng dụng "Diễn đàn tôm Việt" được tổ chức vào sáng 25/3. Ảnh: VnExpress.
0:00 / 0:00
0:00
Ứng dụng số “Diễn đàn tôm Việt” là sáng kiến của Trung tâm Hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), nhằm kết nối thông tin doanh nghiệp, địa phương và thị trường.

Trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường bình đẳng giới và đầu tư kinh doanh nông nghiệp có trách nhiệm ở Đông Nam Á – Graisea 2” do Đại sứ quán Thuỵ Điển, OXFAM tài trợ, Trung tâm Hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS) phối hợp cùng WWF Việt Nam, công ty TBnet xây dựng và phát triển Ứng dụng số cho “Diễn đàn tôm Việt” trên 2 cả nền tảng IOS và Android.

Ứng dụng được chính thức ra mắt sáng 25/3 với nhiều tính năng như không hạn chế số lượng thành viên; giao diện chat để các thành viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm; chuyên mục riêng (giá tôm hàng ngày – tức tực ngành tôm – video hướng dẫn kỹ thuật ngành tôm – kho tài liệu kỹ thuật ngành tôm – thông tin thị trường tôm thế giới – chính sách ngành tôm).

Ứng dụng số cho Diễn đàn tôm Việt ra đời nhằm khắc phục những hạn chế của Diễn đàn tôm Việt thường niên. Đây là sáng kiến của ICAFIS trong khuôn khổ triển khai dự án “Phát triển chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững, công bằng tại Việt Nam- SusV” và dự án “Tăng cường bình đẳng giới trong chuỗi giá trị tôm và đầu tư kinh doanh nông nghiệp nông nghiệp tại Đông Nam Á- GRAISEA”.

Từ năm 2016, Diễn đàn tôm Việt đã trở thành sự kiện thường niên do ICAFIS, OXFAM, Hội nghề cá Việt Nam (D-FISH), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên ở Việt Nam (WWF) tổ chức…nhằm chia sẻ, thảo luận và đưa ra các giải pháp trong phát triển bền vững ngành tôm Việt Nam. Các chủ đề bàn thảo liên quan đến khoa học công nghệ, chính sách, mô hình nuôi, thị trường, nông nghiệp hữu cơ và những vấn đề bức thiết của ngành…thu hút sự tham gia của 500 – 600 đại biểu mỗi sự kiện.

Bên cạnh diễn đàn trực tiếp (offline), diễn đàn trực tuyến (online) thông qua các mạng xã hội Facebook, Zalo cũng được thiết lập nhằm chia sẻ và thảo luận các thông tin về giá tôm hàng ngày, thị trường tôm, kỹ thuật nuôi tôm, chính sách mới…

Tuy nhiên Diễn đàn này vẫn còn tồn tại nhiều điểm hạn chế như số lượng tham gia trên nhóm zalo không quá 1.000 thành viên; thông tin dễ bị trôi; không thể sắp xếp thành chuyên mục riêng mà chỉ có duy nhất một màn hình giao diện; dữ liệu chia sẻ bị hạn chế về dung lượng; dữ liệu lưu không được quá 3 tháng….

Do đó để diễn đàn hoạt động hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu của các bên tham gia trong ngành tôm, ICAFIS đã cho ra đời một ứng dụng riêng cho Diễn đàn tôm Việt với nhiều tính năng trên điện thoại thông minh.

Trong khi đó, bình quân tăng trưởng của nghề nuôi trồng, chế biến xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 6,82%/năm. Tuy nhiên, trong hơn 20 năm qua, ngành tôm Việt Nam cũng thường xuyên đối mặt với không ít khó khăn, thách thức về thị trường xuất khẩu và biến động giá tôm, biến đổi khí hậu, trình độ công nghệ, hệ thống tiêu chuẩn....Tôm nước lợ, bao gồm tôm sú và tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi trồng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Theo báo cáo, hàng năm ngành thủy sản đóng góp hơn 3% tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam. Thủy sản là một trong 5 ngành có giá trị xuất khẩu đứng đầu toàn quốc, trong đó tôm là một trong 4 sản phẩm xuất khẩu chủ lực với tổng giá trị chiếm khoảng 45% giá trị kim ngạch toàn ngành.

Với tầm quan trọng của ngành tôm trong kim ngạch xuất khẩu, ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thủy sản cho rằng, trong bối cảnh số hóa hiện nay, để tránh mù mờ về thông tin thì ứng dụng diễn đàn tôm Việt sẽ đóng vai trò lớn trong việc trả lời câu hỏi chuyển đổi số bắt đầu từ đâu vì Nhà nước chỉ động viên về tư tưởng, đường lối, chính sách còn kinh phí hoàn toàn xã hội hóa.

Ảnh tác giả

“Ứng dụng có khả năng kết nối truyền tải thông tin đến doanh nghiệp, địa phương một cách nhanh nhất, chính xác nhất theo sát diễn biễn thị trường, từ đó định hướng sản xuất ngành tôm tốt hơn”.

Ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thủy sản

Đánh giá về vai trò của ứng dụng, ông Luân cho biết, việc thông tin chính xác là công cụ để định hướng sản xuất được cập nhật ở ứng dụng này, thị trường trong nước và quốc tế đi kèm với các yêu cầu, tiêu chuẩn của từng thị trường sẽ được cập nhật mới liên tục, đáp ứng cung – cầu hàng hóa một cách thuận lợi nhất.

Để phổ biến rộng rãi ứng dụng, ông Nguyễn Hùng Cường, đại diện OXFAM khẳng định, tổ chức này sẽ đồng hành cùng ICAFIS trong thời gian tới.

Theo ông Cường, đây là công cụ số góp phần vào sự phát triển ngành tôm. “OXFAM đã sử dụng thử ứng dụng một thời gian nhận thấy ứng dụng đã hoạt động tốt tuy nhiên nên thêm chức năng lấy ý kiến phản hồi để cải thiện chất lượng ứng dụng và quản lý tránh gây nhiễu thông tin:, đại diện OXFAM đề xuất.

Chi tiết tham khảo link ứng dụng:

Link IOS: https://apps.apple.com/vn/app/d%C4%91tvn/id1614108679

Link Android: https://play.google.com/store/apps/details?id=dolphin.megapis.com

Tin liên quan

Đọc tiếp