Sao Ta đạt đỉnh doanh thu thuần trong quý I

Sao Ta Việt nAM
18:09 - 21/04/2022
Sao Ta đạt đỉnh doanh thu thuần trong quý I
0:00 / 0:00
0:00
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2022 vừa công bố của CTCP Thực phẩm Sao Ta (mã chứng khoán: FMC), doanh thu thuần quý đầu năm đạt 1.327 tỷ đồng. Đây là doanh thu thuần được ghi nhận cao nhất trong vòng 5 năm qua.

Trong quý đầu năm 2022, doanh thu của FMC đạt 1.330 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2021, doanh thu thuần đạt 1.327 tỷ đồng, tăng gần 360 tỷ đồng.

Trong khi đó, giá vốn hàng bán cũng ghi nhận đà tăng, từ 893 tỷ đồng lên 1.210 tỷ đồng. Do vậy, lợi nhuận trước thuế của FMC trong quý I/2022 chỉ đạt khoảng 45 tỷ đồng, tăng 13 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021.

Bảng cân đối kế toán tại thời điểm ngày 31/3/2022 cho thấy, tổng tài sản của FMC đạt 2.785 tỷ đồng, tăng gần 100 tỷ đồng so với số liệu chốt ngày đầu năm (1/1/2022). Trong đó, tiền gửi ngân hàng của FMC đã giảm từ 379 tỷ đồng xuống còn 182 tỷ đồng.

Hàng tồn kho của công ty trong quý này lại giảm khoảng 8% so với quý trước. Trong đó, giảm hàng thành phẩm khoảng 155 tỷ đồng.

Công ty phải vay ngắn hạn tại các ngân hàng từ 414 tỷ đồng trong ngày chốt đầu năm (1/1/2022) lên 567 tỷ đồng ngày chốt cuối quý (31/3/2022). Riêng việc chi trả cho người lao động của công ty đã giảm từ 120 tỷ đồng xuống còn 40 tỷ đồng.

Theo báo cáo kinh doanh hợp nhất của Sao Ta ngày 31/3/2022, vốn điều lệ của công ty đạt 653 tỷ đồng.

Trong quý I/2022, FMC mua 6.035 tấn nguyên liệu, bao gồm tôm nguyên liệu và nông sản. Thành phẩm chế biến tôm đông đạt 5.124 tấn, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước; nông sản đạt 580 tấn, tăng 127%. Sản lượng tiêu thụ trong quý của FMC đạt 5.188 tấn, bao gồm hàng thủy sản 4.807 tấn và nông sản 381 tấn.

Kế hoạch đạt doanh thu thuần hơn 5.000 tỷ đồng trong năm 2022

Trong năm 2022, Sao Ta đưa ra kế hoạch đạt doanh thu thuần 5.290 tỷ đồng, nhuận trước thuế đạt 320 tỷ đồng.

Doanh nghiệp cũng đặt chỉ tiêu kế hoạch hợp nhất tôm thành phẩm chế biến là 25.000 tấn, tôm thành phẩm tiêu thụ là 20.000 tấn. Trong đó FMC hướng đến sản lượng tôm tự nuôi có thể đáp ứng 20 – 30% nhu cầu về nguyên liệu nhờ đưa thêm 52ha vùng nuôi tôm của CTCP Thực phẩm Khang An (KAF) vào khai thác trong 6 tháng cuối năm, nâng tổng diện tích chung lên 320ha.

Về nông sản chế biến, năm 2022 FMC đặt mục tiêu cao gấp 2 lần sản lượng nông sản phối chế biến so với năm 2021, đạt 2.200 tấn. Sao Ta nhận định đây là mặt hàng có ưu thế cạnh tranh vì gần như chưa có đối thủ. Do đó doanh nghiệp kỳ vọng đến năm 2023 mảng kinh doanh này sẽ thể hiện rõ ràng vị thế trong hoạt động của công ty thành viên là KAF.

FMC sẽ thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt, tối thiểu 20% (mệnh giá 2.000 đồng/cp). FMC sẽ ủy quyền cho HĐQT xem xét cho ứng trước số cổ tức phù hợp.

Nhận định về năm 2022, FMC cho biết nhu cầu tôm, nhất là nhu cầu từ mảng dịch vụ sẽ tăng lên do Covid-19 đang có chiều hướng suy tàn. Nguồn cung tôm có xu thế tăng do các nước nuôi tôm quy mô lớn đều có chính sách phát triển mạnh ngành tôm. Qua đó, giá cả tôm sẽ có xu hướng ổn định đến giảm nhẹ do sự cạnh tranh gay gắt vì một số nước khác cũng có lợi thế riêng như tôm giá rẻ Ecuador, Ấn Độ; tôm không thuế tại Hoa Kỳ của Indonesia…

Tôm Việt có thế mạnh là trình độ chế biến sâu, tôm tập trung đi vào khúc thị trường cao cấp, làm giảm áp lực cạnh tranh, tận dụng cơ hội từ các FTA, nhất là EVFTA, để gia tăng thị phần. Trong thời gian tới, ngoài duy trì và phát triển tại thị trường Nhật Bản, vốn là thị trường truyền thống, FMC còn chú trọng các phân khúc thị trường cao cấp như EU và Anh.

Nhằm đáp ứng yêu cầu của EU, Sao Ta đưa ra giải pháp mở rộng vùng nuôi đạt chuẩn ASC, vốn là yêu cầu từ phía thị trường này. Phương án lớn xuyên suốt FMC hướng tới là thúc đẩy phát triển vùng nuôi để có nguồn nguyên liệu sạch.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Trong trường hợp lý tưởng nhất, PTI sẽ tăng vốn điều lệ gấp 3 lần lên 3.216 tỷ đồng. Ảnh: Minh Phong - Mekong ASEAN

ĐHĐCĐ PTI: Tăng vốn lên gấp 3 lần

ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của CTCP Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI) được tổ chức ngày 24/4. Tại đây, cổ đông công ty sẽ thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có 2 tờ trình tăng vốn điều lệ lên gấp 3 lần.