SeABank báo lãi 2.806 tỷ đồng quý II/2022, tăng trưởng 180%

SEABANK NGÂN HÀNG
11:25 - 12/07/2022
SeABank báo lãi 2.806 tỷ đồng quý II/2022, tăng trưởng 180%
0:00 / 0:00
0:00
Với kết quả đạt được, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) đã hoàn thành 115% kế hoạch 6 tháng đầu năm 2022.

Cụ thể, SeABank vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý II/2022 với lợi nhuận trước thuế đạt 2.806 tỷ đồng, tăng trưởng 180% so với cùng kỳ năm 2021, hoàn thành 115% kế hoạch 6 tháng đầu năm 2022.

Tổng thu thuần đạt 5.029 tỷ đồng, tăng 157% so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, thu thuần ngoài lãi đạt 1.736 tỷ đồng, tăng đến 226% so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức 30,3% so với mức 38,3% cùng kỳ năm 2021.

Tính đến hết 30/6/2022, tổng tài sản của SeABank đạt 229.723 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm từ 1,65% tại thời điểm 31/12/2021 xuống còn 1,6% tại thời điểm 30/6/2022.

Trong 6 tháng đầu năm, SeABank đã phát hành 211,4 triệu cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 12,7%) để trả cổ tức và phát hành thêm 109,7 triệu cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 6,6%) để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Thông qua hai đợt phát hành này, vốn điều lệ của SeABank tăng thêm 3.211 tỷ đồng, từ 16.598 tỷ đồng lên 19.809 tỷ đồng. Bên cạnh đó, SeABank cũng được Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (DFC) - cơ quan độc lập của Chính phủ Mỹ cấp khoản vay lên tới 200 triệu USD.

Mới đây, Ngày 8/7/2022, HĐQT SeABank cũng đã ban hành quyết định về việc bà Lê Thu Thủy thôi đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc sau nhiệm kỳ 5 năm và tiếp tục tham gia sâu rộng vào công tác quản trị ngân hàng với vai trò Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Trên cương vị Phó Chủ tịch HĐQT, bà Lê Thu Thủy sẽ cùng Hội đồng Quản trị tập trung sâu hơn vào công tác quản trị, tạo dựng nền tảng vững chắc để SeABank hiện thực hóa các chiến lược kinh doanh, khẳng định vị thế trong giai đoạn phát triển mới.

Đồng thời ban hành quyết định cử ông Faussier Loic Michel Marc - Phó Tổng Giám đốc cao cấp làm Phó Tổng Giám đốc Phụ trách điều hành hoạt động của SeABank trong thời gian trình Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm chính thức chức danh Tổng Giám đốc.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2022, SeABank đặt mục tiêu tổng tài sản dự kiến tăng trưởng 10%; Huy động dự kiến tăng trưởng ròng 22.000 tỷ đồng tương ứng tăng 16% so với năm 2021; tỷ lệ tăng trưởng tín dụng dự kiến tối đa 17%, phụ thuộc vào chấp thuận của NHNNVN, tương đương tăng trưởng ròng 24.000 tỷ đồng so với năm 2021. Năm 2022 Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 4.866,6 tỷ đồng và Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.

Về kết quả kinh doanh quý I/2022, SeABank có sự tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2021 với lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.306,4 tỷ đồng, tăng 87,1%; Tổng thu thuần đạt hơn 2.322 tỷ đồng, tăng 61,28%; Thu thuần từ dịch vụ đạt 274,21 tỷ đồng, tăng 122,65%.

Đồng thời, thu thuần ngoài lãi (NOII) của SeABank cũng ghi nhận con số tăng trưởng ấn tượng 126,47%, đạt 757,8 tỷ đồng. Đặc biệt, tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) tiếp tục giảm mạnh xuống mức 28,32%, đảm bảo đúng theo định hướng kinh doanh của Ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) duy trì ổn định ở mức 1,64%.

Cổ phiếu SSB mở cửa phiên 12/7 ở mức giá 31.650 đồng/cổ phiếu. Giá trị vốn hóa thị trường ước tính hơn 62.695 tỷ đồng.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.