SeABank được DFC cấp khoản vay lên tới 200 triệu USD

NGÂN HÀNG Việt nAM
11:20 - 22/06/2022
0:00 / 0:00
0:00
SeABank là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam được Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Mỹ (DFC) cấp hạn mức tín dụng 200 triệu USD, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp vừa và nhỏ và vấn đề khủng hoảng khí hậu.

Tập đoàn DFC cũng vừa công bố thông qua khoản tài chính lên tới 1,4 tỷ USD cho 34 dự án ở các nước đang phát triển trên toàn thế giới. Trong đó, Việt Nam có một đơn vị duy nhất được tổ chức này phê duyệt khoản vay có giá trị lên tới 200 triệu USD là Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB)

Khoản vay của DFC giúp SeABank thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp vừa và nhỏ và khủng hoảng khí hậu.

Trước khi nhận được khoản vay từ DFC, SeABank được tổ chức tài chính quốc tế - IFC và 5 quỹ đầu tư quốc tế gồm Banque Internationale de Commerce-BRED, BlueOrchard Microfinance Fund, KasikornBank PCL, OPEC và responsAbility Investments AG cấp gói tín dụng trị giá 220 triệu USD.

Trước đó, trong tháng 5, SeABank đã dự kiến triển khai tăng vốn điều lệ từ 16.598 tỷ đồng lên 20.403 tỷ đồng thông qua phát hành 211,4 triệu cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 12,7%) để trả cổ tức năm 2021 và phát hành 109,7 triệu cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 6,6%) để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, SeABank sẽ phát hành 59,4 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) năm 2022.

Trong quý II/2022, DFC đã thông qua nhiều hạng mục ưu tiên phát triển, chú trọng an toàn thực phẩm, biến đổi khí hậu, bình đẳng giới và mở rộng tiếp cận tài chính. Tổng các dự án được phê duyệt lên tới 1,4 tỷ USD cho 34 dự án, trong đó có 22 dự án hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân ở các nước đang phát triển tại châu Phi, châu Á, Đông Âu, Mỹ Latinh và vùng Caribe.

DFC là cơ quan độc lập của Chính phủ Mỹ, chuyên cung cấp tài chính cho các dự án phát triển tư nhân có tiềm lực tài chính mạnh và nhiều công cụ tài chính mới, có khả năng cho vay tài chính và tài trợ các giải pháp tín dụng. Các khoản đầu tư của DFC trải ở các lĩnh vực như năng lượng, chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng quan trọng và công nghệ. Tổ chức này cũng hướng tới cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tại các thị trường mới nổi, tuân thủ các tiêu chuẩn và tôn trọng môi trường, nhân quyền và quyền của người lao động.

Các khoản đầu tư của DFC trải rộng nhiều lĩnh vực như năng lượng, chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng quan trọng và công nghệ; đồng thời hướng tới cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tại các thị trường mới nổi, tuân thủ các tiêu chuẩn cao và tôn trọng môi trường, nhân quyền và quyền của người lao động.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.