Serbia bất chấp sức ép quyết không trừng phạt kinh tế Nga

XUNG ĐỘT CHÂU ÂU
09:27 - 26/05/2022
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic cùng tổng thống Nga Putin. Ảnh: President of Russia.
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic cùng tổng thống Nga Putin. Ảnh: President of Russia.
0:00 / 0:00
0:00
Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình nhà nước, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic khẳng định một lần nữa nước này sẽ không tham gia vào các lệnh trừng phạt kinh tế chống lại Nga, bất chấp sức ép từ các nước EU.

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, hãng RT trích lời phỏng vấn của ông Vucic với hãng thông tấn nhà nước RTS hôm 25/5 cho biết Serbia vẫn kiên định theo đuổi chính sách độc lập của riêng mình. Khi được hỏi liệu Serbia có áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế lên Moscow hay không, ông Vucic tuyên bố “hiện tại không có khả năng như vậy xảy ra“.

Tuy nhiên, ông cũng bổ sung tương lai vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn và Serbia ưu tiên lợi ích của chính mình. Đồng thời, ông cũng thể hiện sự tự hào về việc một quốc gia nhỏ như vậy vẫn có thể giữ vững chính sách trung lập của chính mình trong hơn 90 ngày qua bất chấp các áp lực từ nhiều phía.

Kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hôm 24/2, Mỹ và các đồng minh thân thiết đã gây sức ép buộc Belgrade gia nhập lệnh cấm vận lên Nga. Thêm vào đó, EU cũng đã lập luận rằng Serbia, với tư cách là một nước có nguyện vọng gia nhập khối, phải “hài hòa” các chính sách và luật pháp của mình với Brussels”.

Trái ngược với kỳ vọng, chính phủ ông Vucic từ chối tuân theo điều này với lý do bảo đảm các lợi ích và nguyên tắc của chính mình. Tuy vậy, quốc gia này vẫn duy trì mục tiêu chiến lược tiếp tục trở thành thành viên EU.

Ngoài sức ép chính trị và ngoại giao, Serbia còn phải đối mặt với nhiều lời đe dọa đánh bom giả không chỉ các chuyến bay mà còn các trường học và trung tâm mua sắm. Trong khi các nước Liên minh châu Âu đã đóng cửa toàn bộ không phận của mình với Moscow, Serbia vẫn cho phép các chuyến bay giữa Belgrade và Moscow tiếp tục.

Phái đoàn ngoại giao của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và chính phủ Phần Lan tại cuộc họp hôm 25/5. Ảnh: Getty Images
Phái đoàn ngoại giao của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và chính phủ Phần Lan tại cuộc họp hôm 25/5. Ảnh: Getty Images

Ở một diễn biến khác, sau cuộc hội đàm tại Ankara vào hôm 25/5, phát ngôn viên chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ Ibrahim Kalin tuyên bố với các phóng viên một lần nữa quan điểm cứng rắn không đồng ý cho Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO. Theo ông Kalin, Ankara không chịu bất kỳ áp lực thời gian nào và sẽ không tiến tới thỏa thuận trước cuộc họp tiếp theo của NATO tại Madrid, Tây Ban Nha.

Trong cùng ngày 25/5, các phái đoàn từ Thụy Điển và Phần Lan đã gặp những người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ tại Ankara trong một cuộc thảo luận kéo dài 5 giờ về vấn đề tư cách thành viên. Theo RT trích dẫn lời ông Kalin, quá trình mở rộng của NATO sẽ không thể tiếp tục nếu như liên minh quân sự này không đáp ứng được các lo ngại về an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề cấm vận và chống khủng bố.

Cụ thể, Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu Thụy Điển và Phần Lan dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu vũ khí đối với nước này. Thêm vào đó, Ankara cũng yêu cầu 2 quốc gia này dẫn độ những người có liên quan đến Đảng Công nhân Kurdistan (PKK) và phong trào Gulen (FETO). Ngoài ra, nước này cũng yêu cầu 2 quốc gia xin gia nhập NATO coi các tổ chức YPG và PYD - các nhóm quân sự và chính trị của người Kurd ở Syria – là các tổ chức khủng bố.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Giá dầu và giá vàng thế giới tăng sau khi Israel được nghi đã tấn công Iran ngày 19/4/2024. Ảnh: The Star

Giá dầu tăng 3% sau tin Israel tấn công Iran

Tin tức về các cuộc tấn công được nghi là do Israel tiến hành gần căn cứ không quân ở thành phố Isafahan, miền trung Iran ngày 19/4 nổ ra, làm dấy lên lo ngại về xung đột mở rộng tại Trung Đông, đẩy giá dầu và giá vàng thế giới ngay lập tức gia tăng.
Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. Ảnh: AP

Venezuela đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador

Ngày 16/4, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean (CELAC) đã ra lệnh đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador nhằm thể hiện sự đoàn kết với Mexico trong cuộc đối đầu ngoại giao với Ecuador.