Shinec - nhà tiên phong trong mô hình KCN sinh thái gắn với kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

Shinec hải phòng
12:02 - 23/01/2023
Ông Phạm Hồng Điệp. Ảnh: Quách Sơn.
Ông Phạm Hồng Điệp. Ảnh: Quách Sơn.
0:00 / 0:00
0:00
Không chỉ khắc phục được những bất cập về môi trường, mô hình KCN sinh thái mà CTCP Shinec, chủ đầu tư KCN Nam Cầu Kiền đang tập trung phát triển đã trở thành xu hướng thúc đẩy phát triển bền vững.

Khi đặt chân đến KCN Nam Cầu Kiền tại huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng, ấn tượng đầu tiên là dáng vẻ khác biệt so với nhiều khu công nghiệp khác khi nơi này được bao phủ bởi những mảng cây xanh khắp nơi. Đây là kết quả từ việc ngay từ khi mới bắt đầu hoạt động vào năm 2008, Nam Cầu Kiền đã được định hướng trở thành KCN đa ngành với diện tích phủ xanh lớn và hệ thống hạ tầng phụ trợ xử lý phát thải.

KCN Nam Cầu Kiền (Hải Phòng) được bao phủ bởi cây xanh.

KCN Nam Cầu Kiền (Hải Phòng) được bao phủ bởi cây xanh.

KCN Nam Cầu Kiền còn tiên phong xây dựng và lắp đặt hệ thống điện mặt trời dùng cho cả KCN. Đây cũng là mô hình kinh tế tuần hoàn và sử dụng năng lượng mặt trời đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hiện nay.

Tháng 11 vừa qua, tại Hội nghị khoa học sáng tạo châu Á - Thái Bình Dương diễn ra ở Seoul (Hàn Quốc), mô hình kinh tế tuần hoàn trong khu công nghiệp sinh thái đầu tiên tại Việt Nam mà KCN Nam Cầu Kiền (Hải Phòng) triển khai đã được trao giải đặc biệt sáng tạo cho doanh nhân Phạm Hồng Điệp, chủ đầu tư KCN Nam Cầu Kiền.

Cảnh quan mang hơi thở Nhật Bản tại KCN Nam Cầu Kiền.

Cảnh quan mang hơi thở Nhật Bản tại KCN Nam Cầu Kiền.

Để có cái nhìn rõ hơn về mô hình KCN sinh thái đang được áp dụng tại Nam Cầu Kiền, Mekong ASEAN có cuộc trao đổi đầu Xuân với TS Phạm Hồng Điệp – Chủ tịch HĐQT CTCP Shinec.

Mekong ASEAN: Ông có thể chia sẻ gì về mô hình KCN sinh thái mà Shinec đang xây dựng tại KCN Nam Cầu Kiền, Hải Phòng? Mô hình này mang lại giá trị gì cho các doanh nghiệp và cộng đồng, đặc biệt là trong việc hướng đến thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” mà Việt Nam đã cam kết vào năm 2050?

Ông Phạm Hồng Điệp: Hiện nay, Shinec đã chuyển đổi thành công KCN Nam Cầu Kiền từ mô hình KCN tổng hợp thành KCN sinh thái. Trong đó, chúng tôi xây dựng được hệ sinh thái cộng sinh liên kết kinh tế tuần hoàn giữa các nhà đầu tư trong KCN thuộc mọi quốc tịch khác nhau.

Cụ thể, chúng tôi đã xây dựng được 3 hệ kinh tế tuần hoàn là : Hệ kinh tế tuần hoàn ngành thép bao gồm 18 nhà đầu tư tạo thành chuỗi khép kín các dịch vụ sản xuất, logictics, tiêu thụ sản phẩm, xử lý chất thải làm nguyên liệu phục vụ sản xuất các ngành công nghiệp khác, đem lại giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Tiếp theo là hệ kinh tế tuần hoàn ngành nhựa, một chuỗi sản xuất xử lý tái chế các nguyên liệu nhựa phế thải thành hạt nhựa nguyên sinh và sản phẩm nhựa phục vụ làm nguyên liệu cho các nhà máy

Thứ ba là hệ kinh tế tuần hoàn ngành điện điện tử và công nghiệp phụ trợ đem lại giá trị cao, rút ngắn công đoạn cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy lớn tiết kiệm được nhiên liệu, nguyên liệu phục vụ sản xuất.

“Tất cả các mối liên kết cộng sinh này là một chuỗi giá trị gia tăng khép kín đem lại lợi nhuận cho từng nhà máy, từng công đoạn sản xuất và đem đến giá trị xã hội của từng sản phẩm. Phấn đấu đến hết năm 2024, KCN Nam Cầu Kiền sẽ trung hoà được rác thải” TS Phạm Hồng Điệp – Chủ tịch HĐQT CTCP Shinec

Mekong ASEAN: Với vai trò là chủ đầu tư đi đầu trong việc xây dựng mô hình KCN sinh thái, ông đã gặp những khó khăn, trắc trở gì? Ông có thể chia sẻ cách mà ông và đội ngũ của mình giải quyết những vấn đề đó?

Ông Phạm Hồng Điệp: Trước hết, khi xây dựng KCN Nam Cầu Kiền chúng tôi đã định dạng đây là một KCN xanh. Tuy nhiên, cái khó ở đây là khái niệm xanh ban đầu chỉ là xây dựng hạ tầng tốt, phủ nhiều cây xanh và hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, bởi pháp luật Việt Nam chưa có quy định tiêu chuẩn một KCN xanh là thế nào.

Cho đến năm 2018 Chính phủ ra Nghị định 82 về quản lý KCN, khu kinh tế mới có quy định tiêu chí về KCN sinh thái. Từ đó Shinec bắt tay vào công cuộc chuyển đổi KCN Nam Cầu Kiền về chất theo tiêu chí này. Đầu tiên, chúng tôi rà soát lại quy hoạch hạ tầng, quy hoạch ngành nghề, kiểm soát các định dạng về tạo mối liên kết cộng sinh trong nhóm các nhà đầu tư...

Năm 2019, được sự chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND TP Hải Phòng cho phép 2 KCN được phát triển theo mô hình KCN sinh thái là Nam Cầu Kiền và Deep C, từ đó Shinec đã hợp tác với cục môi trường của TP Kytakyushu (Nhật Bản) để học tập mô hình KCN sinh thái của Nhật Bản và nhờ chuyên gia Nhật hướng dẫn, kiểm soát...

Đó là hành trình lao động không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ công ty, làm thế nào để đi đúng hướng và đạt được các tiêu chí đề ra trong Nghị định của Chính phủ.

Điều thuận lợi là chúng tôi nhận được sự ủng hộ của tất cả các nhà đầu tư trong KCN đồng sức, đồng lòng để xây dựng lên một CLB Eco Nam Cầu Kiền, để từ đó có sinh hoạt, có các mối liên kết cộng sinh giữa các nhà đầu tư để đem lại giá trị gia tăng cho chính họ. Quan trọng nhất là để họ thấy được lợi ích từ các mối liên kết cộng sinh này.

Mekong ASEAN: Từ những kinh nghiệm và kết quả đã đạt được, ông nhận định thế nào về xu hướng phát triển KCN theo hướng xanh hóa, thúc đẩy tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam trong thời gian tới?

Ông Phạm Hồng Điệp: Phát triển KCN theo hướng xanh hóa là xu hướng tất yếu mà Việt Nam phải thực hiện bởi nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu vào thị trường thế giới. Chính phủ đã ký nhiều hiệp định tham gia thị trường mở như CPTPP, Hiệp định Thương mại tự do với EU, Hiệp định Thương mại tự do với ASEAN... trong đó một số quy định rất rõ về sản phẩm xanh và hàng rào thuế quan đối với các sản phẩm xanh. Chính vì vậy các doanh nghiệp muốn hội nhập được thì phải chuyển đổi theo, nếu không chuyển đổi sẽ bị triệt tiêu, đây là thực tế tất yếu.

Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành một loạt các cơ chế chính sách để thích ứng và phù hợp với các Hiệp định đã ký để làm khung pháp lý cho doanh nghiệp phát triển theo hướng xanh hoá. Hiện nay, chúng tôi được biết Chính phủ cũng đang xây dựng chính sách cho phát triển kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp rất mong chờ một hành lang pháp lý để phát triển nhanh hội nhập kinh tế quốc tế.

Mekong ASEAN: Ngoài KCN Nam Cầu Kiền, trong năm tới, Shinec còn có kế hoạch phát triển mô hình KCN sinh thái tại những địa phương nào trên cả nước?

Ông Phạm Hồng Điệp: Hiện tại, ngoài KCN Nam Cầu Kiền, Shinec đã phát triển thêm 2 mô hình KCN sinh thái tại Gia Lai và Hậu Giang. Đặc biệt tại Gia Lai, chúng tôi muốn đem hệ sinh thái Nam Cầu Kiền tới đầu tư vào đây để xây dựng hệ thống tuần hoàn cho các doanh nghiệp cả nước được hưởng lợi. Cách làm này vừa đem lại giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp, vừa đi theo đúng định hướng của Thủ tướng Chính phủ đã cam kết tại COP 26 đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Đây cũng chính là mục tiêu mà Shinec đã và đang theo đuổi trong việc nhân rộng mô hình KCN sinh thái.

Mekong ASEAN: Trong quá trình phát triển khu công nghiệp sinh thái, ông đánh giá thế nào về ý nghĩa và vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong triết lý kinh doanh của mình?

Ông Phạm Hồng Điệp: Tôi xác định văn hoá doanh nghiệp là giá trị cốt lõi cho sự phát triển bền vững. Chính vì vậy ngay trong từng hoạt động xây dựng KCN và liên kết các nhà đầu tư, tôi đã xây dựng chiến lược về văn hoá doanh nghiệp gắn với bảo vệ môi trường là xương sống cho sự gắn kết phát triển cụ thể. Từng bộ lý thuyết về văn hoá doanh nghiệp, nghiệp vụ về bảo vệ môi trường đều được triển khai đến từng người lao động của các nhà máy trong KCN.

Bên cạnh đó, tạo ra cơ sở hạ tầng hiện đại; điều kiện, tiện ích tốt nhất cho người lao động, lấy triết lý con người là trung tâm để phát triển. Chính những điều này đã gắn kết chặt chẽ được các nhà đầu tư sống cộng sinh với nhau, tạo ra các phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao; tạo ra được cộng đồng kỹ sư trẻ hỗ trợ nhau về hoạt động khoa học công nghệ, về ứng phó sự cố môi trường phòng chống cháy nổ.

“Văn hoá doanh nghiệp là giá trị cốt lõi cho sự phát triển bền vững, đem là giá trị lớn nhất cho cộng đồng doanh nghiệp trong KCN” TS Phạm Hồng Điệp – Chủ tịch HĐQT CTCP Shinec

Mekong ASEAN: Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!

Tin liên quan

Đọc tiếp

Trong trường hợp lý tưởng nhất, PTI sẽ tăng vốn điều lệ gấp 3 lần lên 3.216 tỷ đồng. Ảnh: Minh Phong - Mekong ASEAN

ĐHĐCĐ PTI: Tăng vốn lên gấp 3 lần

ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của CTCP Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI) được tổ chức ngày 24/4. Tại đây, cổ đông công ty sẽ thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có 2 tờ trình tăng vốn điều lệ lên gấp 3 lần.