Singapore bất ngờ thắt chặt chính sách tiền tệ do lo ngại lạm phát

tiền tệ SINGAPORE
15:59 - 25/01/2022
Ngân hàng trung ương Singapore đang thắt chặt chính sách tiền tệ, trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu hạn chế và nhu cầu kinh tế tăng cao gây ra rủi ro lạm phát. Ảnh: Reuters
Ngân hàng trung ương Singapore đang thắt chặt chính sách tiền tệ, trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu hạn chế và nhu cầu kinh tế tăng cao gây ra rủi ro lạm phát. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Trong một động thái bất ngờ ngày 25/1, Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (MAS) đã thông báo sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa do rủi ro gia tăng đối với dự báo lạm phát.

Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (MAS) cho biết sẽ quản lý chính sách tiền tệ thông qua cài đặt tỷ giá hối đoái, thay vì lãi suất. Trong đó, cho phép đồng SGD (Dollar Singapore) tăng hoặc giảm so với tiền tệ của các đối tác thương mại chính trong một biên độ không được tiết lộ.

Cơ quan quản lý này cũng điều chỉnh chính sách của mình thông qua ba đòn bẩy: độ dốc, điểm giữa và độ rộng của biên độ chính sách, được gọi là Tỷ giá hối đoái hữu hiệu danh nghĩa (S$NEER). MAS cho biết họ sẽ tăng nhẹ tỷ lệ tăng giá trong biên độ chính sách của mình. Chiều rộng của dải chính sách và mức mà nó được căn giữa sẽ không thay đổi.

Động thái bất ngờ của MAS diễn ra sau gần 8 năm, kể từ lần nới lỏng chính sách tiền tệ tháng 1/2015. Ảnh: Central Banking

Động thái bất ngờ của MAS diễn ra sau gần 8 năm, kể từ lần nới lỏng chính sách tiền tệ tháng 1/2015. Ảnh: Central Banking

Selena Ling, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và chiến lược ngân quỹ tại Ngân hàng OCBC (Singapore), cho biết bà dự báo ngân hàng trung ương sẽ thắt chặt hơn nữa vào tháng 4 và mô tả động thái ngày 25/1 chỉ là "sự thắt chặt nhẹ" độ dốc trong chính sách.

“Nếu phía ngân hàng tuyên bố thắt chặt mạnh hơn trong ngày hôm nay, thì điều đó sẽ làm giảm kỳ vọng vào tháng 4”, Ling nói.

Động thái này của MAS diễn ra chỉ một ngày sau khi dữ liệu cho thấy giá cả của đất nước này đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong tháng 12/2021 và tăng kỷ lục gần tám năm qua. Lần cuối cùng MAS gây bất ngờ với một động thái trái chu kỳ là vào tháng 1/2015, phía ngân hàng đã nới lỏng chính sách sau khi giá dầu toàn cầu sụt giảm.

MAS dự kiến ​​sẽ xem xét thiết lập tại một cuộc họp chính sách vào tháng 4, khi các nhà kinh tế dự kiến ​​sẽ thực hiện một động thái thắt chặt.

Việc thắt chặt này cũng diễn ra trước cuộc họp đầu tiên trong năm nay của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), trong đó có khả năng mở đường cho việc tăng lãi suất bắt đầu vào tháng 3.

“Điều này cho phép MAS có thêm không gian để thực hiện chính sách. MAS sẽ tạo ra giá trị khi thực hiện điều này sớm hơn là muộn”, Vishnu Varathan, trưởng bộ phận kinh tế và chiến lược tại Ngân hàng Mizuho ở Singapore cho biết.

Đồng SDL hiện tăng mạnh lên mức 1,3425 so với đồng USD sau động thái bất ngờ, mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2021.

MAS cũng nâng dự báo ​​lạm phát cơ bản sẽ ở mức 2,0-3,0% trong năm nay, từ mức 1,0-2,0% dự báo ​​vào tháng10/2021. Lạm phát chính ​​sẽ có thể ở mức 2,5-3,5%, từ mức dự báo trước đó là 1,5-2,5%.

Sự phục hồi kinh tế của Singapore dự kiến ​​sẽ mở rộng sang các khu vực tập trung vào nội địa và liên quan đến du lịch trong năm nay khi các biện pháp hạn chế về đại dịch được nới lỏng. MAS cho biết, GDP đang trên đà tăng trưởng 3 - 5% trong năm nay.

Ngoài Singapore, một số nền kinh tế khác cũng đang thực hiện các bước thắt chặt. Tuần trước, ngân hàng trung ương Indonesia đã gây bất ngờ cho thị trường khi nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng tăng 300 điểm cơ bản trong 8 tháng tới.

Tin liên quan

Đọc tiếp