Sự cố rò rỉ tại đường ống dẫn khí Nord Stream có thể gây thảm họa

KHÍ ĐỐT CHÂU ÂU
12:08 - 01/10/2022
Các lỗ thủng trên đường ống Nord Stream có thể dẫn tới đợt rò rỉ khí methane lớn nhất từng ghi nhận. Ảnh: Reuters
Các lỗ thủng trên đường ống Nord Stream có thể dẫn tới đợt rò rỉ khí methane lớn nhất từng ghi nhận. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Trong phát ngôn chính thức hôm 29/9, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc cho biết, các vết nứt trên hệ thống đường ống dẫn khí đốt Nord Stream rất có thể sẽ dẫn tới đợt giải phóng khí nhà kính methane lớn nhất trong lịch sử.

Theo Reuters trích dẫn từ Chương trình Môi trường LHQ, các nhà nghiên cứu liên kết với Đài quan sát phát thải khí methane quốc tế của UNEP (IMEO) đã nhận thấy một lượng lớn khí methane đậm đặc bị rò rỉ thông qua phân tích hình ảnh vệ tinh.

Các nhà nghiên cứu tại GHGSat, công ty sử dụng vệ tinh để theo dõi lượng khí methane, ước tính tốc độ rò rỉ từ một trong bốn điểm vỡ là 22.920 kg mỗi giờ. Đây là một tỷ lệ rất cao trong khi nó mới chỉ bắt đầu rò rỉ được khoảng 4 ngày.

Con số này có thể biến tổng lượng khí methane rò rỉ từ hệ thống đường ống khí đốt Nord Stream cao hơn nhiều so với vụ rò rỉ lớn xảy ra vào tháng 12/2021 từ các mỏ dầu và khí ngoài khơi ở vùng biển Mexico thuộc Vịnh Mexico.

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Bách khoa Valencia và được công bố trên tạp chí Environmental Science & Technology Letters, vụ rò rỉ Vịnh Mexico lớn tới mức nó có thể được quan sát từ ngoài không gian. Trong 17 ngày xảy ra sự cố, lượng khí methane được thải ra đạt khoảng 40.000 tấn, tương đương với gần 500 triệu kg than.

Ông Manfredi Caltagirone, người đứng đầu IMEO của UNEP khẳng định sự cố tại đường ống Nord Stream có thể sẽ dẫn tới hệ quả vô cùng tồi tệ về mặt khí hậu. Nguyên nhân là do cũng giống như carbon dioxide, methane là một loại khí nhà kính nhưng mạnh hơn nhiều.

Hình ảnh vệ tinh vụ rò rỉ khí methane từ đường ống Nord Stream. Ảnh: Reuters

Hình ảnh vệ tinh vụ rò rỉ khí methane từ đường ống Nord Stream. Ảnh: Reuters

Các vụ rò rỉ lớn đột ngột bùng phát trong đường ống dẫn khí đốt Nord Stream chạy từ Nga sang châu Âu đã tạo ra rất nhiều giả thuyết. Tuy nhiên hiện tại, có rất ít câu trả lời rõ ràng về việc ai hoặc cái gì đã gây ra những lổ thủng này. Dù cả Nga và Liên minh châu Âu đều cho rằng sự rạn nứt là do những kẻ phá hoại có tổ chức, các bên vẫn đang liên tục đổ lỗi cho nhau.

Một số quốc gia phương Tây cho rằng Nga là chủ mưu đứng sau các vụ phá hoại này. Nguyên nhân là để tước đi nguồn cung năng lượng cho châu Âu vào mùa đông nhằm đáp trả lại các biện pháp cấm vận kinh tế mà EU và Mỹ đã áp đặt lên nước này.

Trong khi đó, Điện Kremlin lại cho rằng các cáo buộc này lên Nga là vô lý, “ngu ngốc” và nhằm mục đích biến nước này thành kẻ xấu. Trong một cuộc họp với Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đại sứ Nga Vassily Nebenzia thậm chí còn khẳng định Mỹ chắc chắn là quốc gia hưởng lợi nhất từ việc này. Theo ông, các nhà cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ đang ăn mừng cho các nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung LNG của châu Âu.

Dù vậy dưới góc độ khoa học, ông Caltagirone cho biết, bất kể nguyên nhân là gì, thiệt hại đối với đường ống dẫn đến một vấn đề nghiêm trọng ngoài an ninh năng lượng chính là vấn đề khí hậu. Ông cho biết đây là cách lãng phí nhất để tạo ra phát thải trong bối cảnh khủng hoàng khí hậu ngày một gay gắt.

Đọc tiếp

Giá dầu và giá vàng thế giới tăng sau khi Israel được nghi đã tấn công Iran ngày 19/4/2024. Ảnh: The Star

Giá dầu tăng 3% sau tin Israel tấn công Iran

Tin tức về các cuộc tấn công được nghi là do Israel tiến hành gần căn cứ không quân ở thành phố Isafahan, miền trung Iran ngày 19/4 nổ ra, làm dấy lên lo ngại về xung đột mở rộng tại Trung Đông, đẩy giá dầu và giá vàng thế giới ngay lập tức gia tăng.
Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. Ảnh: AP

Venezuela đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador

Ngày 16/4, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean (CELAC) đã ra lệnh đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador nhằm thể hiện sự đoàn kết với Mexico trong cuộc đối đầu ngoại giao với Ecuador.